Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Nguyên lý thiết kế kiến trúc dân dụng - Kiến trúc nhà ở
4.5
2473
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Đức Thiềm
ISBN978-604-82-7550-1
ISBN điện tử978-604-82-5617-3
Khổ sách19 x 27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2023
Danh mụcNguyễn Đức Thiềm
Số trang308
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Cuốn "Nhà ở và nhà công cộng" trước đây là phần hai của bộ sách "Nguyên lí thiết kế kiến trúc dân dụng",tiếp theo phần một là cuốn "Khái niệm kiến trúc và cơ sở sáng tác".Để nội dung sách bổ ích và hiệu quả hơn tác giả cập nhật bổ sung thêm nhiều thông tin mới, nay cuốn sách chung đó được tách thành 2 cuốn riêng:

Cuốn thứ nhất: Kiến trúc nhà ở.

Cuốn thứ hai: Kiến trúc nhà công cộng.

Nội dung cuốn sách thứ nhất nhằm cung cấp cho sinh viên kiến trúc những kiến thức bắt đầu chuyên sâu về loại hình kiến trúc nhà ở, từ đặc điểm loại hình, lược sử quá trình phát triển, phân loại... đến các nguyên tắc và tiêu chuẩn thiết kế từng phần tạo nên các loại công trình cụ thể kèm vài ví dụ tốt để minh hoạ, cùng các triển vọng và xu hướng phát triển của chúng trong tương lai. Qua môn học, sinh viên không chỉ được mở rộng kiến thức về lí thuyết kiến trúc mà còn được thấy rõ hơn mối quan hệ giữa tiến bộ kĩ thuật và khoa học với kiến trúc và đời sống xã hội, có đủ kiến thức và phương pháp luận để thực hiện những bài tập lớn thực hành, và các đồ án môn học của năm thứ hai và thứ ba. Vì sinh viên sẽ còn được trở lại nghiên cứu sâu hơn nội dung này ở năm thứ tư và trong quá trình làm đồ án môn học, nên nhóm tác giả sẽ chỉ trình bày ở đây những kiến thức cơ sở, các nguyên lí chung và các loại nhà đơn giản, phổ cập nhất. Các vấn đề phức tạp đòi hỏi tri thức liên ngành tổng hợp và mở rộng sẽ được trình bầy trong cuốn tiếp sau, ứng với nội dung môn học tự chọn "chuyên đề nâng cao kiến trúc" phục vụ chuyên ngành sâu ở các năm cuối.

Trên tinh thần giáo trình phải bảo đảm được ba tính "cơ bản, hiện đại và Việt Nam" nên nội dung cuốn sách đã cố gắng cung cấp cho sinh viên một cách hệ thống, chủ yếu không chỉ những kiến thức thành tựu chung của khoa học kĩ thuật và nghệ thuật xây dựng thế giới với tính chính xác và được cô đọng mà còn cố gắng lồng cài với chúng các kinh nghiệm và cách xử lí truyền thống đáp ứng các điều kiện và yêu cầu đặc thù Việt Nam, đế trang bị thêm cho sinh viên những kiến thức thực tiễn vốn rất cần cho nghề nghiệp kiến trúc - nghề sáng tạo nghệ thuật, tuy cần nhiều mơ ước, sự bay bổng nhưng không được viển vông xa rời thực tế đất nước, phục vụ tốt cho con người Việt Nam.

Nội dung cuốn sách được trình bày với ý đồ rõ ràng cần có kèm theo nhiều hình minh hoạ vì tác giả cho rằng ngôn ngữ có sức biểu cảm mạnh và hàm súc của kiến trúc chính là ở đường nét và hình khối. Lời nói giải thích bao nhiêu cũng có thể không đủ nhưng hình ảnh minh hoạ, các ví dụ về sáng tác tốt của các kiến trúc sư lỗi lạc không chỉ cụ thể hoá những lí thuyết đã trình bày mà qua sự phân tích nghiền ngẫm từ các hình vẽ đó sinh viên sẽ còn thu nhập được nhiều điều bổ ích hơn bởi những thông tin đa nghĩa tiềm ẩn trong các hình minh hoạ vốn rất khó diễn tả đủ bằng lời.

Cuốn sách phục vụ bổ ích cho không những các sinh viên kiến trúc các hệ đào tạo chính quy hay ban đêm, tại chức..., mà còn cho kiến trúc sư trẻ, các học viên cao học nghiên cứu sinh ngành kiến trúc và các bạn đọc quan tâm đến ngành xây dựng, kiến trúc nói chung.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

Chương 1. Khái niệm nhà ở, lược khảo quá trình phát triển nhà ở

 

1.1. Khái niệm và phân loại kiến trúc nhà ở

5

1.2. Sơ lược quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở

22

Chương 2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu thiết kế nhà ở hiện đại

 

2.1. Cơ sở điều kiện tự nhiên

39

2.2. Cơ sở về xã hội nhân văn

42

2.3. Cơ sở về văn hoá truyền thống

46

2.4. Cơ sở về kinh tế kĩ thuật

50

2.5. Kinh nghiệm tổ chức không gian cư trú truyền thống trong kiến trúc nhà

 

ở dân gian Việt Nam

51

2.6. Những mô hình nhà ở đô thị của phố cổ và Hà Nội xưa

59

Chương 3. Căn nhà và các bộ phận của nó

 

3.1. Chức năng của gia đình và yêu cầu công năng của căn nhà hiện đại

71

3.2. Các yêu cầu tâm lí - sinh học của không gian ở

74

3.3. Nội dung căn nhà và sơ đồ công năng nhà ở

76

Chương 4. Kiến trúc nhà ở thấp tầng

 

4.1. Khái niệm

110

4.2. Phân loại

110

4.3. Biệt thự sang trọng ở thành phố

112

4.4. Nhà biệt thự liên kế và nhà liên kế - khối ghép

138

4.5. Xu hướng phát triển của nhà khối ghép trong thời gian tới

159

Chương 5. Kiến trúc chung cư nhiều tầng

 

5.1 . Khái niệm

163

5.2. Cơ cấu nội dung căn hộ và tiêu chuẩn thiết kế của chung cư nhiều tầng

167

5.3. Đặc điểm kiến trúc các loại chung cư nhiều tầng

171

5.4. Cầu thang trong chung cư nhiều tầng

202

5.5. Xu thế phát triển kiến trúc chung cư nhiều tầng và cao tầng trên thế giới

205

Chương 6. Kiến trúc chung cư cao tầng

 

6.1. Khái niệm về chung cư cao tầng

212

6.2. Những ưu điểm và nhược điểm của nhà cao tầng

212

6.3. Những đặc điểm và yêu cầu kiến trúc của chung cư cao tầng

214

6.4. Những điều kiện chung về kinh tế - kĩ thuật

215

6.5. Phân loại nhà ở chung cư cao tầng

216

6.6. Kiến trúc các kiểu chung cư cao tầng

216

6,7. Yêu cầu tổ chức thiết bị kĩ thuật tiện nghi sinh hoạt trong

 

chung cư cao tầng

243

6.8. Những khía cạnh tâm lí xã hội học của người ở trong các

 

chung cư cao tầng

252

6.9. Kinh nghiệm của thế giới về tổ chức chung cư cao tầng, xu hướng

 

phát triển ở Đông Nam Á

259

Phụ lục

 

Phụ lục 1

283

Phụ lục 2

287

Phụ lục 3

295

Tài liệu tham khảo

302

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989