Tác giả | Phạm Ngọc Đăng |
ISBN | 978-604-82-6621-9 |
ISBN điện tử | 978-604-82-6288-4 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2014 |
Danh mục | Phạm Ngọc Đăng |
Số trang | 328 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
"Vật lý Xây dựng - Phần 1 - Nhiệt và Khí hậu" do Nhà xuất bản Xây dựng xuất bản năm 1981, đến nay đã tròn 20 năm. Từ khi xuất bản đến nay tập sách đã được sử dụng làm giáo trình giảng dạy cho các ngành kiến trúc và xây dựng ở các trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, làm tài liệu phục vụ bồi dưỡng và thi tuyển nghiên cứu sinh ngành kiến trúc đi học nước ngoài. Tập sách đã được nhiều bạn đọc tham khảo trong thiết kế và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực vật lý kiến trúc.
Phần lớn nội dung của phần 1 - Nhiệt và khí hậu - là các kiến thức cơ bản, các nguyên lý khoa học vật lý nhiệt của kiến trúc, là kết quả nghiên cứu của nhiêu nhà khoa học trên thế giới, có một phần đóng góp đáng kể của bản thân tác giả, các nội dung đó, nói chung có tính bền lâu. Việc ứng dụng và phát triển các cơ sở khoa học dó để tìm ra các giải pháp thiết kế xây dựng và kiến trúc cho phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta luôn luôn là vấn đề có tính thời sự. Một số kết quả nghiên cứu mới về vấn đề này đã được giới thiệu trong một số sách xuất bản gần đây về các giải pháp kiến trúc khí hậu nhiệt đới Việt Nam.
Vì vậy, trong lần tái bản này, nội dung phần 1 - Nhiệt và khí hậu - về cơ bản không có thay đổi lớn. Ngoài phần sửa chữa về văn tự, hình vẽ, có bổ sung thêm một số nội dung sau: đặc điểm và phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam, vi khí hậu nhà "ống", vấn đề "chống đọng sương (đổ mồ hôi)" ở nên nhà, thiết kế cách nhiệt chống nóng trong mùa Hè và giải pháp cây xanh trong đô thị.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Mở đầu | 5 |
Chương 1: KHÍ HẬU NGOÀI NHÀ VÀ ĐẶC ĐlỂM KHÍ HẬU CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM | |
1.1. Các yếu tố khí hậu ngoài nhà | 8 |
1.2. Đặc điểm khí hậu Việt Nam | 48 |
1.3. Phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam | 75 |
Chương 2: VÍ KHÍ HẬU VÀ CON NGUỜI | |
2.1. Vi khí hậu trong công trình kiến trúc | 82 |
2.2. Tác động của các yếu tố vi khí hậu đến cảm giác nhiệt của con người | 83 |
2.3. Điều kiện tiện nghi nhiệt của vi khí hậu | 88 |
2.4. Điều kiện tính toán vi khí hậu ở trong phòng và | |
phương hướng giải quyết vi khí hậu ở nước ta | 95 |
Chương 3: TRUYỀN NHIỆT ỔN ĐỊNH VÀ THIẾT KẾ CÁCH NHIỆT CHỐNG RÉT TRONG MÙA LẠNH | |
3.1. Khái niệm cơ bản về truyền nhiệt | 101 |
3.2. Nhiệt truyền ổn định qua kết cấu ngăn che | 112 |
3.3. Thiết kế cách nhiệt cho kết cấu ngăn che theo yêu cầu | |
chống lạnh | 119 |
Chương 4: TRUYỀN NHIỆT DAO ĐỘNG VÀ THIẾT KẾ CÁCH NHIỆT CHỐNG NÓNG TRONG MÙA NÓNG | |
4.1. Truyền nhiệt dao động điều hòa qua kết cấu ngăn che | 124 |
4.2. Truyền nhiệt dao động qua kết cấu ngăn che trong | |
điều kiện mùa nóng | 135 |
4.3 Truyền nhiệt dao động qua kết cấu có tầng không khí lưu thông | 140 |
4.4. Yêu cầu cách nhiệt đối với kết cấu ngãn che trong điều kiện mùa nóng | 147 |
4.5. Cấu tạo mái và tường ngoài cách nhiệt | 151 |
Chương 5: TRẠNG THÁI ẨM ƯỚT VÀ ĐỘ BỀN LÂU CỦA KẾT CẤU NGÀN CHE | |
5.1. Trạng thái ẩm ướt của kết cấu ngăn che | 169 |
5.2. Tính truyền ẩm theo lí thuyết thế ẩm | 181 |
5.3. Tác động xâm thực của môi trường lên kết cấu ngăn che | 184 |
5.4. Độ bền lâu của kết cấu ngăn che | 186 |
Chương 6: THIẾT KẾ CHE NẮNG VÀ CHIÊU NẮNG | |
6.1. Tác dụng của bức xạ mặt trời | 192 |
6.2. Những yêu cầu đối với thiết kế che và chiếu nắng | 194 |
6.3. Thiết kế kết cấu che nắng | 196 |
6.4. Xác định diện tích nắng chiếu vào phòng | 212 |
6.5. Xác định bóng đổ của vật kiến trúc | 214 |
6.6. Tính lượng nhiệt truyền qua cửa vào phòng trong mùa nóng | 215 |
Chương 7: THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN | |
7.1. Sự hình thành gió tự nhiên trong nhà | 223 |
7.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng thông gió tự nhiên của công trình | 226 |
7.3. Chọn hướng nhà | 230 |
7.4. Tổ chức thông gió tự nhiên trong quy hoạch tiểu khu xây dựng | 233 |
7.5. Tổ chức thông gió tự nhiên trong nhà dân dụng | 240 |
7.6. Thông gió và vi khí hậu trong kiến trúc nhà ống | 247 |
7.7. Tổ chức thông gió tự nhiên trong nhà công nghiệp | 258 |
7.8. Thông gió cho nhà xây dựng ở vùng có gió phơn nông (gió "Lào") | 262 |
Chương 8: THIẾT KẾ NỀN NHÀ CHỐNG "NỒM" | |
8.1. Hiện tượng nồm | 267 |
8.2. Nguyên tắc chống nồm cho nền nhà | 268 |
8.3. Phương pháp tính toán khả năng chống nồm của nền nhà có cấu tạo nhiều lớp | 269 |
8.4. Thiết kế nền nhà chống nồm | 270 |
8.5. Chiều dày hợp lí của các lớp cấu tạo nền nhà có khả năng chống nồm | 272 |
8.6. Thi công và giám sát chất lượng nền nhà chống nồm | 276 |
Chương 9: CÂY XANH CẢI THIỆN VI KHÍ HẬU | |
9.1. Tác dụng giảm bức xạ | 278 |
9.2. Tác dụng đối với nhiệt độ và độ ẩm không khí | 280 |
9.3. Ảnh hưởng của cây xanh đối với gió | 281 |
9.4. Tác dụng của cây xanh đối với chất lượng môi trường không khí | 281 |
9.5. Tổ chức hệ thống cây xanh trong thành phố | 284 |
9.6. Một số điểm chú ý khi thiết kế vườn cây | 289 |
Phụ lục 1. Đường chuyển động biểu kiến của mặt trời ở một số địa phương | 293 |
Phụ lục 2a. Nhiệt độ ở các địa phương | 296 |
Phụ lục 2b. Độ ẩm ở các địa phương | 299 |
Phụ lục 2c. Số liệu mưa ở các địa phương | 302 |
Phụ lục 3. Tốc độ gió ở các địa phương | 305 |
Phụ lục 4. Áp suất riêng của hơi nước bão hòa trong không khí | 308 |
Phụ lục 5. Chỉ tiêu vật lí của vật liệu xây dựng | 311 |
Phụ lục 6. Hệ số hút bức xạ mặt trời của các bề mặt kết cấu và vật liệu xây dựng | 316 |
Phụ lục 7. Hệ số bức xạ c của vật liệu | 319 |
Sách tham khảo | 322 |