Thăng Long - Hà Nội có vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên đặc biệt, có nền văn hóa lâu đời, có nhiều làng nghề thủ công truyền thông tiêu biểu. Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề thủ công truyền thống lâu đời nhất của cả nước, sản xuất ra nhiều sản phẩm đẹp, mang tính nghệ thuật, mỹ thuật cao, nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Từ nhiều năm nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách có giá trị viết về làng nghề thủ công của Hà Nội.
Những làng nghề thủ công tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội là cuốn sách tổng hợp giới thiệu khái quát về những làng nghề thủ công ở Hà Nội với những nét đặc trưng riêng, sản phẩm truyền thông tiêu biểu, các nghệ nhân của làng nghề đã được vinh danh công nhận. Hầu hết các làng nghề được đưa vào sách đều được hình thành ít nhất cách đây đã vài trám nám như làng lụa Vạn Phúc, làng khảm trai Chuôn Ngọ, làng gốm sứ Bát Tràng, làng nghề mộc điêu khắc Nhân Hiền, làng chế tác kim hoàn Định Công... cho đến nay những làng nghề này vẫn tồn tại, phát triển cùng với quá trình phát triển của lịch sử.
Cuốn sách không nặng về việc phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của làng nghề qua suốt chiều dài lịch sử của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội, nhưng cũng giới thiệu được khái quát chung nhất và cập nhật thông tin về những làng nghề thủ công, những nghệ nhân tiêu biểu của Hà Nội.
Các số liệu và tình hình phát triển của các làng nghề trong cuốn sách được nhóm tác giả cập nhật đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, đầu năm 2014. Đến nay, Hà Nội đã có thêm nhiều làng nghề thủ công tiêu biểu được cấp bằng công nhận. Sự tồn tại của các làng nghề thủ công truyền thông cho đến ngày nay đã góp phần tạo nên giá trị của Việt Nam nói chung của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội nói riêng. Nhà xuất bản Hà Nội và nhóm tác giả sẽ bổ sung, cập nhật số liệu ở những lần tái bản sau.
Cuốn sách gồm 3 chương. Chương I giới thiệu các tiêu chí phân loại đánh giá các làng nghề thủ công tiêu biểu của Hà Nội. Chương II giới thiệu về các làng nghề thủ công tiêu biểu dựa trên các tiêu chí phân loại ỏ Chương I, đồng thời ỏ chương này cũng giới thiệu một số nghệ nhân tiêu biểu được ủy ban nhân dân Thành phố’ phong tặng. Chương III trình bày định hướng và các giải pháp phát triển làng nghề thủ công của Hà Nội trong tương lai. Phần cuối sách có các phụ lục giới thiệu danh sách các làng nghề thủ công của Tháng Long - Hà Nội phân theo nhóm các nghề kinh tế chủ yếu, phân theo địa phương; danh sách các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thông; danh sách các nghệ nhân của thành phố Hà Nội và danh sách các nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
Dự án giai đoạn II của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến tiếp tục giới thiệu mảng đề tài này qua cuốn sách Những làng nghề thủ công tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội của nhóm tác giả do TS. Đinh Hạnh làm Chủ biên với mong muốn góp thêm một tiếng nói khuyến khích giúp các làng nghề thủ công và những người thợ thủ công làng nghề giữ vững và phát triển nghề của mình.
MỤC LỤC | |
* Lời Nhà xuất bản | 5 |
* Lời mở đầu | 7 |
Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHUNG VỂ CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TIÊU BIỂU CỦA THĂNG LONG - HÀ NỘI | |
I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ LÀNG NGHỀ | |
1. Làng có nghề | 15 |
2. Làng nghề thủ công | 16 |
3. Làng nghề thủ công truyền thông | 18 |
4. Làng nghề thủ công mỹ nghệ | 23 |
5. Làng nghề thủ công tiêu biểu | 23 |
II. CÁC YÊU TỐ CƠ BẢN VÀ ĐIÊU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐEN SỰ HÌNH THÀNH CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TIÊU BIỂU | |
1. Nhu cầu của cuộc sông gia đình và xã hội | 25 |
2. Vai trò của Tổ nghề và nghệ nhân | 26 |
3. Các chính sách quản lý của Nhà nước | 28 |
4. Yếu tố hình thành và thay đổi địa giới hành chính | 29 |
5. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ | 32 |
6. Các yếu tố khác | 34 |
III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TIÊU BIỂU QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ CỦA THĂNG LONG - HÀ NỘI | |
1. Thời kỳ phong kiến (1010 - 1888) | 35 |
2.Thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp (1888 - 1945) | 43 |
3. Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám (nám 1945 đến nám 2013) | 46 |
Chương II NHŨNG LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TIÊU BlỂU VÀ MỘT SỐ NGHỆ NHÂN TIÊU BlỂU CỦA THĂNG LONG - HÀ NỘI | |
I. MỘT SỐ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TIÊU BIÊU CỦA THĂNG LONG - HÀ NỘI | 59 |
II. MỘT SỐ NGHỆ NHÂN TIÊU BIÊU CỦA THĂNG LONG - HÀ NỘI | 200 |
Chương III ĐỊNH HUỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TIÊU BIỂU CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 - 2030 | |
I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ NHŨNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ĐÊN năm 2030 | 240 |
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 - 2030 | 243 |
1. Những thuận lợi cơ bản | 244 |
2. Những thách thức khó khán | 246 |
3. Phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu | 247 |
LỜI KẾT | 263 |
PHỤ LỤC | |
I. CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG CỦA THĂNG LONG- HÀ NỘI (phân theo nhóm các nghề kinh tế chủ yếu), gồm 288 làng | 265 |
II. CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG THUỘC CÁC HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ (phân theo địa phương) gồm: 288 làng | 276 |
III. CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG (Có đến ngày 31/12/2013) được ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp Bằng công nhận: 225 làng | 286 |
IV. DANH SÁCH CÁC NGHỆ NHÂN CỦA TP. HÀ NỘI (đã được UBND TP.Hà Nội cấp Bằng công nhận): 155 người | 293 |
V. DANH SÁCH CÁC NGHỆ NHÂN ĐUỢC CHỦ TỊCH NUỚC PHONG TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ” | 299 |
* Tài liệu tham khảo | 300 |
* Mục lục | 304 |