Tác giả | Đào Đình Nhân |
ISBN | 978-604-82-2086-0 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3336-5 |
Khổ sách | 19x27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2017 |
Danh mục | Đào Đình Nhân |
Số trang | 182 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Phân tích kết cấu phi tuyến là việc phân tích kết cấu khi chúng làm việc ngoài miền đàn hồi tuyến tính hoặc/và khi chúng bị biến dạng khá lớn. Việc phân tích này đóng vai trò quan trọng trong thiết kế kết cấu hiện đại. Triết lý thiết kế kết cấu theo trạng thái giới hạn mà chúng ta đang áp dụng cũng dựa trên nền tảng phân tích phi tuyến đó. Ở trạng thái giới hạn về cường độ, nói chung vật liệu sẽ làm việc ngoài giới hạn đàn hồi trong khi ở trạng thái giới hạn về biến dạng, chuyển vị thì kết cấu thường bị biến dạng khá lớn, khi đó các kết quả phân tích dựa trên giả thiết biến dạng bé sẽ không còn phù hợp. Chính vì vậy mà kiến thức và cảm nhận về sự làm việc phi tuyến kết cấu là rất cần thiết cho người kỹ sư kết cấu hiện nay.
Mặc dù có tầm quan trọng rất lớn như vậy nhưng phân tích phi tuyến lại chưa có vị trí xứng đáng trong nhiều chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng hiện nay. Kiến thức về kết cấu phi tuyến chỉ được giới thiệu rất sơ lược và rải rác trong một số môn học. Thậm chí trong nhiều chương trình đào tạo sau đại học mà tác giả được biết cũng không có môn học trang bị cho học viên các kiến thức này. Tài liệu tiếng Việt chuyên về phân tích phi tuyến kết cấu hiện nay khá ít, có tài liệu mang đậm tính hàn lâm, dễ làm cho người đọc bị phân tâm trong rừng các biểu thức toán học phức tạp vốn có của bài toán phi tuyến. Trước thực tế này, chúng tôi mong muốn biên soạn một cuốn tài liệu thiên về hướng ứng dụng để làm cầu nối giữa những kiến thức sơ lược và những tài liệu hàn lâm nói trên. Sau khi đọc và thực hành theo tài liệu đó, người đọc sẽ có những hiểu biết nền tảng về phân tích kết cấu phi tuyến và có thể thực hiện được các khảo sát cho riêng mình để nâng cao cảm nhận về sự làm việc thực tế của kết cấu cũng như để thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu. Mong muốn đó đã thôi thúc cho sự ra đời của cuốn tài liệu mà quý độc giả đang cầm trên tay.
Lời nói đầu | 3 |
Danh mục các ký hiệu | 5 |
Chương 1. Mở đầu | 9 |
1.1. Kết cấu và phân tích kết cấu | 9 |
1.2. Sơ đồ tính của kết cấu và các giả thiết | 10 |
1.3. Nội dung của tài liệu | 12 |
Chương 2. Các mô hình vật liệu phi tuyến một chiều cơ bản | 13 |
2.1. Giới thiệu về vật liệu phi tuyến | 13 |
2.2. Mô hình vật liệu cứng - dẻo lý tưởng | 18 |
2.3. Mô hình vật liệu đàn hồi - dẻo lý tưởng | 22 |
2.4. Mô hình vật liệu đàn hồi - dẻo tái bền | 28 |
2.5. Vật liệu có khoảng hở | 40 |
2.6. Vật liệu bê tông | 40 |
2.7. Kết nối các mô hình vật liệu | 42 |
Bài tập Chương 2 | 49 |
Chương 3. Phân tích phi tuyến vật liệu kết cấu dàn phẳng | 51 |
3.1. Xây dựng ma trận phần tử | 51 |
3.2. Kết nối ma trận tổng thể | 57 |
3.3. Phương pháp phân tích từng bước tải trọng | 58 |
3.4. Phương pháp lặp Newton | 66 |
3.5. Phương pháp lặp Newton hiệu chỉnh | 78 |
Bài tập Chương 3 | 84 |
Chương 4. Phân tích phi tuyến vật liệu kết cấu dầm và khung | 86 |
4.1. Ứng xử phi tuyến của tiết diện dầm | 86 |
4.2. Phân tích ứng xử của tiết diện theo phương pháp chia thớ | 90 |
4.3. Quan sát ứng xử phi tuyến của thanh dầm chịu uốn | 93 |
4.4. Xây dựng phương trình phần tử của dầm đàn hồi | 94 |
4.5. Xây dựng phương trình phần tử của thanh dầm - cột phi tuyến | 96 |
4.6. Tổng quan về quy trình phân tích phi tuyến kết cấu thanh | 106 |
Bài tập Chương 4 | 107 |
Chương 5. Phân tích phi tuyến hình học và tải trọng tới hạn trong miền đàn hồi | |
5.1. Ví dụ mở đầu | 109 |
5.2. Ma trận phần tử trong hệ trục tọa độ địa phương cho thanh dàn | |
phi tuyến hình học | 112 |
5.3. Ma trận phần tử trong hệ tọa độ địa phương cho thanh dầm - | |
cột phi tuyến hình học | 115 |
5.4. Ma trận độ cứng phần tử thanh trong hệ tọa độ tổng thể | 119 |
5.5. Lực tới hạn đàn hồi của hệ thanh | 122 |
Bài tập Chương 5 | 125 |
Chương 6. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Opensees | 128 |
6.1. Giới thiệu phần mềm Opensees | 128 |
6.2. Tải và cài đặt phần mềm | 128 |
6.3. Làm quen với TCL | 130 |
6.4. Làm quen với Opensees | 136 |
6.5. Các nội dung chính khi phân tích kết cấu trong Opensees và cách tra lệnh trong Manual lệnh | 144 |
Bài tập Chương 6 | 178 |
Tài liệu tham khảo | 180 |