Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Phụ gia khoáng cho xi măng và bê tông
4.5
1960
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảLê Trung Thành
ISBN978-604-82-2851-4
ISBN điện tử978-604-82-3572-7
Khổ sách17x24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcLê Trung Thành
Số trang280
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Bê tông là loại vật liệu xây dựng được hình thành từ nhiều năm trước công nguyên và chính thức sử dụng xi măng poóc lăng từ đầu thế kỷ XIX. Cho đến nay, bê tông đã được sử dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng vì có nhiều đặc tính phù hợp như dễ chế tạo, có khả năng chịu lực tốt và có độ bền theo thời gian. Các nguyên liệu chế tạo bê tông truyền thống chủ yếu bao gồm cốt liệu, xi măng và nước, trong đó xi măng có vai trò quan trọng cùng với nước tạo ra hồ dính kết các hạt cốt liệu để rắn chắc và hình thành lên vật liệu bê tông. Chính vì vậy, chất lượng của xi măng có ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất của hỗn hợp bê tông cũng như bê tông rắn chắc.

Mặc dù bê tông được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng hàng trăm năm qua nhưng nó vẫn có những yếu điểm như dòn, dễ bị nứt, suy giảm độ bền trong các điều kiện môi trường biển, hóa chất, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm,… Đồng thời, bê tông truyền thống được cho là chưa có tính bền vững vì sử dụng nhiều xi măng dẫn đến làm tăng lượng phát thải khí nhà kính trên trái đất do sản xuất xi măng gây ra.

Vì vậy, từ giữa thế kỷ XX việc nghiên cứu và sử dụng các loại phụ gia bao gồm cả phụ gia hóa học và phụ gia khoáng cho xi măng và bê tông đã được tiến hành rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng, đồng thời khắc phục các nhược điểm của bê tông. Các loại phụ gia khoáng có nguồn gốc từ chất thải của các ngành công nghiệp nặng bao gồm silica fume, tro bay nhiệt điện, xỉ lò cao nghiền mịn và chất thải nông nghiệp như tro trấu được xem là các loại phụ gia khoáng “xanh” và “bền vững” bởi vì chúng vừa có tác dụng cải thiện tính năng của bê tông lại vừa thay thế xi măng trong bê tông giúp gián tiếp giảm lượng phát thải khí nhà kính phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất xi măng. Bê tông hiện đại có thành phần không chỉ cốt liệu, xi măng và nước mà thường bao gồm thêm thành phần nguyên liệu thứ tư là phụ gia (hóa và khoáng).

Cuốn sách này giới thiệu với bạn đọc, đặc biệt là sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành xây dựng những kiến thức mới nhất về bốn loại phụ gia khoáng cho xi măng và bê tông bao gồm silica fume, tro bay nhiệt điện, xỉ lò cao nghiền mịn và tro trấu. Cấu trúc kiến thức trình bày về mỗi loại phụ gia khoáng trong cuốn sách bao gồm các phần chính giới thiệu chung về nguồn gốc hình thành, phân loại, khả năng ứng dụng, các đặc tính kỹ thuật, quá trình thủy hóa và ảnh hưởng của từng loại phụ gia khoáng đến các tính chất kỹ thuật của hỗn hợp bê tông, bê tông rắn chắc và độ bền lâu.

 

Xem đầy đủ
 Trang
Lời nói đầu5
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt7
Chương 1. Silica fume 
1.1. Giới thiệu chung9
1.2. Đặc tính kỹ thuật18
1.3. Ảnh hưởng quá trình thủy hóa và phát triển vi cấu trúc 
            của hệ xi măng và bê tông23
1.4. Ảnh hưởng của Silica fume đến các tính chất của hỗn hợp 
            bê tông31
1.5. Ảnh hưởng của Silica fume đến các tính chất của bê tông36
1.6. Ảnh hưởng của Silica fume đến độ bền lâu của bê tông44
Tài liệu tham khảo61
Chương 2. Tro bay 
2.1. Giới thiệu chung80
2.2. Đặc tính kỹ thuật91
2.3. Ảnh hưởng của tro bay đến quá trình thủy hóa và phát triển 
            vi cấu trúc của hệ xi măng chứa tro bay101
2.4. Ảnh hưởng của tro bay đến các tính chất của hỗn hợp bê tông108
2.5. Ảnh hưởng của tro bay đến các tính chất của bê tông116
2.6. Ảnh hưởng của tro bay đến độ bền lâu của bê tông129
Tài liệu tham khảo143
Chương 3. Xỉ hạt lò cao nghiền mịn 
3.1. Giới thiệu chung155
3.2. Đặc tính kỹ thuật của xỉ166
3.3. Ảnh hưởng của xỉ đến quá trình thủy hóa và phát triển 
            vi cấu trúc của hệ xi măng173
3.4. Ảnh hưởng của xỉ đến tính chất của hỗn hợp bê tông182
3.5. Ảnh hưởng của GGBFS đến tính chất của bê tông187
3.6. Ảnh hưởng của GGBFS đến độ bền lâu của bê tông199
Tài liệu tham khảo211
Chương 4. Tro trấu 
4.1. Giới thiệu chung217
4.2. Tính chất kỹ thuật của RHA219
4.3. Quá trình thủy hóa và phát triển vi cấu trúc của hệ xi măng 
sử dụng RHA226
4.4. Ảnh hưởng của RHA đến tính chất của hỗn hợp bê tông234
4.5. Ảnh hưởng của RHA đến tính chất của bê tông241
4.6. Ảnh hưởng của RHA đến độ bền lâu của bê tông265
Tài liệu tham khảo273

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4990