Tác giả | Nguyễn Tuấn Anh |
ISBN | 978-604-82-7613- 3 |
ISBN điện tử | 978-604-82-6097-2 |
Khổ sách | 19 x 27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2023 |
Danh mục | Nguyễn Tuấn Anh |
Số trang | 390 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động then chốt hàng đầu trong những ngành khoa học. Kết quả từ NCKH là những phát hiện mới về kiến thức, về bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao.
Về mặt lý thuyết, NCKH là một quá trình nhận thức chân lý khoa học, một quá trình lao động trí tuệ phức tạp, gian khổ nhưng đầy hứng thú, đầy hứa hẹn những kỳ vọng lớn lao trong việc nghiên cứu “những điểm trắng” của khoa học. Người làm khoa học đòi hỏi phải có kiến thức và có phương pháp nghiên cứu. Tài liệu phương pháp NCKH là nền tảng để trang bị cho người làm khoa học tiếp cận NCKH.
Lợi ích của hoạt động NCKH là điều không ai có thể nghi ngờ, nhưng những lợi ích ấy chỉ có thể đạt được trong một môi trường nghiên cứu lành mạnh, một môi trường bảo đảm cho quá trình tìm kiếm tri thức được thực hiện với mức độ khả tín cao nhất và phản ánh những giá trị nền tảng của xã hội mà mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm gìn giữ. Trong bối cảnh các nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu tăng trưởng nhanh trong NCKH phải gắn với việc xây dựng nền tảng văn hóa học thuật vững mạnh; thiếu những nền tảng đó thì những thành tựu đạt được chỉ là những lâu đài xây trên cát.
Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp NCKH, phương pháp luận NCKH... Những công trình nghiên cứu này được trình bày một cách logic, đầy đủ, đã có thể giúp người đọc hiểu và vận dụng NCKH vào thực tiễn. Với các công trình nghiên cứu có được, các tác giả Việt Nam đã cho thấy được mục đích, yêu cầu, nội dung và đã đạt được nhiều kết quả trong NCKH.
Tuy nhiên, cách trình bày của những công trình nghiên cứu này (kể cả các giáo trình để phục vụ cho công tác giảng dạy học phần NCKH) còn nặng về lý thuyết và mang tính "phương pháp luận" nhiều hơn dẫn đến bất cập cho người nghiên cứu như: Thực hiện chiếu lệ, sao chép máy móc; một số người chưa nắm vững phương pháp nghiên cứu, lúng túng khi vận dụng các phương pháp nghiên cứu vào thực tiễn; hình thức và biện pháp cùng một số quy định chưa xác thực... đã không khích lệ, thúc đẩy họ hứng thú, dồn hết công sức để thực hiện công tác NCKH. Mặt khác, loại hình NCKH cho người học thường kém phong phú, tính đa dạng lại chưa cao...
hệ lụy là người học sau khi ra trường, thiếu sự vận dụng tri thức và các kỹ năng nghiên cứu khoa học cần thiết vào thực tiễn; các kỹ năng NCKH được đào tạo mai một dần.
Do vậy, cuốn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” được biên soạn theo tinh thần định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; dựa trên cơ sở chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của các nghiên cứu viên, các tổ chức; nhằm cụ thể hoá các bước thực hiện, khắc phục những bất cập nêu trên... với mong muốn đáp ứng nhu cầu NCKH mang tính cấp bách của xã hội hiện tại.
Sách gồm 7 chương, cung cấp những thông tin, những kiến thức cơ bản, trình tự các bước, phương pháp thu thập tài liệu trong NCKH, những kỹ thuật cần thiết để tiếp cận phương pháp thí nghiệm và cách trình bày các kết quả NCKH, như: Giới thiệu chung về nghiên cứu khoa học (chương I); Đề tài nghiên cứu khoa học (chương II); Các phương pháp nghiên cứu khoa học (chương III); Thu thập tài liệu và phương pháp thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học (chương IV); Trình tự nghiên cứu khoa học (chương V); Viết và thể hiện công trình nghiên cứu khoa học (chương VI); Áp dụng xây dựng đề cương nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ (chương VII).
Hy vọng sách chuyên khảo này phục vụ nghiên cứu trong hoạt động xây dựng là nguồn tra cứu bổ ích cho những độc giả bắt đầu hoặc đang làm công tác nghiên cứu khoa học trong các tổ chức, các cộng tác viên khoa học trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên; trang bị những kiến thức cần thiết và những thông tin thiết thực cho người đọc trong hoạt động xây dựng. Rất mong tài liệu này là người bạn đồng hành tin cậy, giúp người nghiên cứu có được hành trang cần thiết trong công tác NCKH của mình.
Trang | |
Lời mở đầu | 3 |
Chương I. Giới thiệu chung về nghiên cứu khoa học |
|
1.1. Khoa học | 5 |
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và tiêu chí nhận biết khoa học | 5 |
1.1.2. Sự phát triển của khoa học | 10 |
1.1.3. Phân biệt khoa học, kỹ thuật, công nghệ | 12 |
1.1.4. Phân loại khoa học | 15 |
1.2. Phương pháp khoa học | 20 |
1.2.1. Khái niệm liên quan đến phương pháp khoa học | 20 |
1.2.2. Các phương pháp khoa học | 30 |
1.2.3. Cơ sở khoa học | 31 |
1.3. Nghiên cứu khoa học | 31 |
1.3.1. Khái niệm và các hình thức nghiên cứu khoa học | 31 |
1.3.2. Vấn đề nghiên cứu khoa học | 37 |
1.3.3. Chức năng của nghiên cứu khoa học | 41 |
1.3.4. Mục đích, mục tiêu, loại hình nghiên cứu khoa học | 43 |
Chương II. Đề tài nghiên cứu khoa học |
|
2.1. Tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học | 55 |
2.1.1. Khái niệm đề tài nghiên cứu khoa học | 55 |
2.1.2. Tính chất của đề tài nghiên cứu khoa học | 58 |
2.1.3. Phân loại đề tài nghiên cứu khoa học | 58 |
2.1.4. Chọn đề tài nghiên cứu khoa học | 59 |
2.1.5. Xác định đề tài nghiên cứu và đặt tên đề tài nghiên cứu khoa học | 61 |
2.1.6. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu khoa học | 65 |
2.1.7. Xây dựng và xử lý các khái niệm | 69 |
2.1.8. Một số vấn đề cụ thể trong việc xác định đề tài nghiên cứu khoa học | 72 |
2.2. Nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu khoa học | 75 |
2.3. Khách thể, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài | 76 |
2.3.1. Khách thể nghiên cứu | 76 |
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu | 77 |
2.3.3. Đối tượng khảo sát | 78 |
2.3.4. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu | 79 |
2.4. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu của đề tài | 80 |
2.4.1. Khái niệm mục tiêu và mục đích nghiên cứu | 80 |
2.4.2. Xây dựng cây mục tiêu | 81 |
2.5. Giả thuyết khoa học của đề tài | 82 |
2.5.1. Khái niệm liên quan đến giả thuyết khoa học | 82 |
2.5.2. Phân loại giả thuyết khoa học của đề tài | 92 |
2.5.3. Kiểm chứng giả thuyết khoa học trong đề tài | 95 |
Chương III. Các phương pháp nghiên cứu khoa học |
|
3.1. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học | 99 |
3.1.1. Khái niệm phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học | 99 |
3.1.2. Đặc trưng cơ bản và đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học | 106 |
3.1.3. Phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học | 109 |
3.2. Các phương pháp cơ bản khi nghiên cứu khoa học | 112 |
3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết | 112 |
3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn | 123 |
3.2.3. Các phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học | 146 |
3.2.4. Các phương pháp dự báo khoa học | 147 |
Chương IV. Thu thập tài liệu và phương pháp thu thập tài liệu phục vụ |
|
nghiên cứu khoa học |
|
4.1. Thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học | 151 |
4.1.1. Khái niệm về tài liệu, dữ liệu và số liệu | 151 |
4.1.2. Mục đích thu thập tài liệu | 158 |
4.1.3. Phân loại tài liệu nghiên cứu | 159 |
4.1.4. Nguồn và phương pháp thu thập tài liệu | 160 |
4.2. Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu | 161 |
4.2.1. Các phương pháp cơ bản & các bước thu thập dữ liệu sơ cấp | 161 |
4.2.2. Các phương pháp cụ thể thu thập dữ liệu sơ cấp | 162 |
4.3. Phương pháp thu thập số liệu từ thực nghiệm | 173 |
4.3.1. Khái niệm | 173 |
4.3.2. Định nghĩa các loại biến trong thí nghiệm | 175 |
4.3.3. Xác định các biến trong thí nghiệm | 176 |
4.3.4. Bố trí thí nghiệm để thu thập số liệu nghiên cứu | 176 |
4.4. Phương pháp phi thực nghiệm | 182 |
4.4.1. Khái niệm | 182 |
4.4.2. Phương pháp thu thập số liệu | 183 |
4.4.3. Một số biện pháp để kích thích người trả lời phỏng vấn | 193 |
Chương V. Trình tự nghiên cứu khoa học |
|
5.1. Logic của nghiên cứu khoa học | 196 |
5.1.1. Khái niệm logic của nghiên cứu khoa học | 196 |
5.1.2. Trình tự logic của nghiên cứu khoa học | 197 |
5.1.3. Cơ sở phương pháp luận thiết kế và thực hiện nghiên cứu khoa học | 199 |
5.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học | 203 |
5.2.1. Lý do chọn đề tài | 203 |
5.2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu | 204 |
5.2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu | 205 |
5.2.4. Mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu | 205 |
5.2.5. Giả thuyết khoa học và tính mới của công trình nghiên cứu | 206 |
5.2.6. Dàn ý nội dung của công trình nghiên cứu | 206 |
5.2.7. Kế hoạch tiến độ thực hiện đề tài | 207 |
5.2.8. Lập kế hoạch nhân lực và dự toán kinh phí nghiên cứu | 208 |
5.2.9. Ví dụ một đề cương nghiên cứu khoa học | 209 |
5.3. Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học | 211 |
5.3.1. Giai đoạn chuẩn bị | 211 |
5.3.2. Giai đoạn triển khai nghiên cứu | 212 |
5.3.3. Giai đoạn xác định kết cấu công trình nghiên cứu | 213 |
5.3.4. Giai đoạn viết công trình nghiên cứu | 213 |
5.3.5. Giai đoạn bảo vệ công trình nghiên cứu | 231 |
5.4. Thu thập và xử lý thông tin trong nghiên cứu khoa học | 213 |
5.4.1. Thu thập thông tin | 213 |
5.4.2. Xử lý thông tin | 218 |
5.5. Viết báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học | 219 |
5.6. Báo cáo, nghiệm thu đề tài | 220 |
5.6.1. Báo cáo công trình nghiên cứu | 220 |
5.6.2. Nghiệm thu đề tài | 222 |
5.7. Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học | 223 |
5.7.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học | 223 |
5.7.2. Phương pháp đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học | 524 |
5.7.3. Nhận xét phản biện khoa học | 226 |
5.8. Công bố kết quả nghiên cứu khoa học | 227 |
Chương VI. Viết và thực hiện công trình nghiên cứu khoa học |
|
6.1. Viết tài liệu khoa học | 229 |
6.1.1. Bài báo, báo cáo, thông báo, tổng luận, tác phẩm, |
|
kỷ yếu, chuyên khảo khoa học | 229 |
6.1.2. Sách giáo trình/Tài liệu giảng dạy | 234 |
6.1.3. Báo cáo kết quả nghiên cứu | 234 |
6.1.4. Luận văn khoa học | 234 |
6.2. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học | 235 |
6.2.1. Nội dung báo cáo | 235 |
6.2.2. Hình thức và bố cục báo cáo | 236 |
6.3. Viết luận văn khoa học | 242 |
6.3.1. Khái niệm luận văn khoa học | 242 |
6.3.2. Các loại luận văn khoa học | 242 |
6.3.3. Trình tự chuẩn bị luận văn khoa học | 244 |
6.3.4. Thể hiện luận văn khoa học | 246 |
6.4. Cách trình bày kết quả số liệu nghiên cứu khoa học | 248 |
6.4.1. Trình bày dạng văn viết | 249 |
6.4.2. Trình bày bảng | 249 |
6.4.3. Trình bày hình | 253 |
Chương VII. Áp dụng xây dựng đề cương nghiên cứu |
|
cho luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ |
|
7.1. Tổng quan về luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ | 263 |
7.1.1. Khái niệm về luận văn, luận án | 263 |
7.1.2. Luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ | 264 |
7.2. Định hướng nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu | 276 |
7.2.1. Định hướng nghiên cứu | 276 |
7.2.2. Xác định các vấn đề nghiên cứu | 277 |
7.3. Tổng quan đối tượng nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu | 283 |
7.3.1. Tổng quan về đối tượng và các vấn đề nghiên cứu | 283 |
7.3.2. Xác định đối tượng nghiên cứu | 295 |
7.3.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu | 295 |
7.4. Xây dựng cơ sở khoa học để giải quyết vấn đề nghiên cứu | 303 |
7.4.1. Phương pháp tìm tài liệu khoa học phục vụ vấn đề nghiên cứu | 303 |
7.4.2. Thu thập tài liệu thực tế phục vụ vấn đề nghiên cứu | 305 |
7.4.3. Nghiên cứu lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm liên quan đến vấn đề |
|
nghiên cứu | 307 |
7.5. Xác định hướng giải quyết vấn đề nghiên cứu | 308 |
7.5.1. Xác định tên chính thức của vấn đề nghiên cứu | 308 |
7.5.2. Cách triển khai vấn đề nghiên cứu đúng tiến độ và chất lượng | 310 |
7.6. Kết luận kết quả nghiên cứu, kiến/khuyến nghị | 311 |
7.6.1. Kết luận kết quả nghiên cứu | 312 |
7.6.2. Khuyến nghị/Kiến nghị | 312 |
Phần phụ lục |
|
Phụ lục 1. Hướng dẫn viết và trình bày luận án tiến sĩ | 315 |
Phụ lục 2. Hướng dẫn xếp danh mục tài liệu tham khảo | 332 |
Phụ lục 3. Lựa chọn đề tài nghiên cứu và lựa chọn người hướng dẫn khoa học | 338 |
Phụ lục 4. Quy chuẩn cụm từ viết tắt, chữ viết hoa, định dạng ngày tháng, |
|
định dạng con số | 343 |
Phụ lục 5. Thuật lại ý tưởng của người khác bằng lời của người nghiên cứu | 345 |
Phụ lục 6. Viết tóm tắt | 347 |
Phụ lục 7. Cách viết và văn phong viết đề cương nghiên cứu | 350 |
Phụ lục 8. Chuẩn mực, quyền tác giả và đạo đức nghiên cứu khoa học | 353 |
Tài liệu tham khảo | 380 |