Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Phương pháp Phần tử hữu hạn và các ứng dụng trong tính toán kỹ thuật
4.5
2266
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Trâm
ISBN2013-PPPTHHUDTTKT1
ISBN điện tử978-604-82-4327-2
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2013
Danh mụcNguyễn Trâm
Số trang249
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Cuốn sách Phương pháp Phần tử hữu hạn và các ứng dụng tính toán trong kỹ thuật dùng cho sinh viên và học viên cao học hoặc các độc giả khác quan tâm tới một số công cụ của phương pháp phân tích số dùng trong tính toán các công trình kỹ thuật. Nội dung cuốn sách đề cập chủ yếu các phương pháp số thông dụng trong phân tích tính toán công trình, đặc biệt là các phương pháp Phần tử hữu hạn, phương pháp Dải hữu hạn và những ứng dụng trong tính toán kỹ thuật.

Nội dung bao gồm cả những khái luận cơ bản của hai phương pháp chính và áp dụng phương pháp Phần tử hữu hạn vào việc phân tích vật liệu Composite, bêtông cốt thép, cũng như các ví dụ đơn giản dễ hiểu nhất, áp dụng cho các phần tử Thanh - Dầm (1D), các phần tử Tấm - Bản (2D) và các phần tử Khối (3D) trong phân tích kết cấu về mặt tĩnh học và động lực học.

Cuốn sách là tài liệu học tập và tham khảo cho sinh viên, học viên cao học các ngành Cơ học ứng dụng nói chung và các ngành Xây dựng cơ bản nói riêng, sách không chỉ gồm những kiến thức cơ bản mà còn gắn liền với các chương trình phần mềm thương mại hiện đại. 

Mục đích của cuốn sách là trang bị cho người đọc những vấn đề cốt lõi sau:

- Cung cấp những kiến thức cơ bản về phương pháp phân tích số, chủ yếu là phương pháp Phần tử hữu hạn, Dải hữu hạn và các ứng dụng phương pháp Phần tử hữu hạn trong tính toán kỹ thuật; 

- Giúp học viên có khả năng xây dựng, thiết lập những bài toán phân tích và tính toán kết cấu theo phương pháp số;

- Giới thiệu những phương pháp tiếp cận chủ yếu để xây dựng các ma trận đặc trưng như ma trận độ cứng, các véctơ tải nút v.v…

Mỗi chương mục có các bài tập ví dụ và một số đề bài tập mẫu để người học thực hành.

  Yêu cầu học viên:

- Hiểu được ý tưởng cơ bản của các phương pháp số;

- Biết đặc điểm và vận dụng được các loại phần tử mẫu với những ma trận đặc trưng;

- Có thể sử dụng hợp lý các mô hình của những phần tử mẫu trong các bài toán cần giải;

- Có thể biểu đạt và đánh giá được chất lượng kết quả (ý nghĩa vật lý của lời giải);

- Nhận thức được những hạn chế của từng phương pháp và không hề lạm dụng chúng.

Xem đầy đủ

MỤC LỤC
 

 

Trang

PHẦN 1

 

PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỆ HỮU HẠN, DẢI HỮU HẠN

 
  
Lời nói đầu

3

Lời giới thiệu

5

Chương mở đầu: KHÁI NIỆM CHUNG

7

Chương 1: GIỚI THIỆU

9

1.1. Khái niệm cơ bản

9

1.2. Rời rạc hóa - ma trận chuyển trục - lắp ghép phần tử

27

1.3. Phần tử lò xo

36

Bài tập chương 1

48

Chương 2: PHẦN TỬ THANH VÀ DẦM

50

2.1. Phân tích tuyến tính

50

2.2. Phần tử thanh

50

2.3. Phần tử dầm

66

Bài tập chương 2

78

Chương 3: VẤN ĐỀ KHÔNG GIAN 2 CHIỀU

84

3.1. Đánh giá lý thuyết cơ bản

84

3.2. Vấn đề trong không gian 2D

84

3.3. Vấn đề phần tử hữu hạn trong không gian 2D

87

3.4. Chuyển đổi tải trọng

97

3.5. Tính toán ứng suất

99

3.6. Liên kết phần tử

100

Chương 4: PHẦN TỬ   TẤM VÀ VỎ

101

4.1. Lý thuyết tấm

101

4.2. Phần tử tấm

105

4.3. Phần tử tấm và vỏ

107

Bài tập chương 4

110

Chương 5: PHẦN TỬ 3D

111

5.1. Lý thuyết đàn hồi trong không gian 3D

111

5.2. Xây dựng phần tử hữu hạn

113

5.3. Phần tử hữu hạn dạng khối

113

Chương 6: PHẦN TỬ VỎ NÓN TRÒN XOAY CHỊU TẢI ĐỐI XỨNG TRỤC

120

6.1. Vỏ tròn xoay và các hệ thức cơ bản

120

6.2. Phần tử vỏ nón tròn xoay

121

Chương 7: PHẦN TỬ   VÀNH KHUYÊN TRÒN XOAY 
                    CHỊU TẢI ĐỐI XỨNG TRỤC

125

7.1. Vật thể đối xứng trục và các hệ thức cơ bản

125

7.2. Phần tử vành tròn, tiết diện tam giác

127

7.3. Phần tử vành tròn, tiết diện chữ nhật

130

Bài tập chương 7

132

Chương 8: PHƯƠNG PHÁP DẢI HỮU HẠN

133

8.1. Khái niệm

133

8.2. Phương pháp dải hữu hạn

133

8.3. Trường hợp nhiều nhịp

150

8.4. Phương pháp dải hữu hạn Spline

151

Bài tập chương 8

152

Chương 9: MỘT SỐ MÔ HÌNH THAM KHẢO

154

9.1. Giới thiệu

154

9.2. Các loại mô hình

154

9.3. Kích thước phần tử

156

9.4. Vị trí nút

156

9.5. Số phần tử

156

9.6. Đơn giản hóa hình dạng cấu kiện

157

9.7. Hệ thống lưới tự động

157

  

PHẦN 2

 

CÁC ỨNG DỤNG TRONG TÍNH TOÁN KỸ THUẬT

 
  
Chương 10: PHẦN TỬ   HỮU HẠN TRONG TÍNH TOÁN 
                     VẬT LIỆU- KẾT CẤU COMPOSITE

158

10.1. Giới thiệu

158

10.2. Đặc tính cơ học của vật liệu FRP

159

10.3. Lý thuyết xác định tính chất đặc trưng FRP

160

10.4. Mô hình hóa phần tử hữu hạn bài toán tấm Composite lớp chịu uốn

173

Chương 11: PHẦN TỬ HỮU HẠN TRONG TÍNH TOÁN 
                     VẬT LIỆU BÊTÔNG CỐT THÉP

178

11.1. Ma trận vật liệu bêtông

178

11.2. Ma trận vật liệu cốt thép

180

11.3. Mô hình cốt thép rời rạc với liên kết dính bám - trượt

188

Chương 12: ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH

192

12.1. Phương trình cơ bản

192

12.2. Ma trận khối lượng

193

12.3. Dao động tự do không có cản

194

12.4. Lực cản

196

12.5. Trường hợp dưới tác dụng của tải trọng điều hòa

197

12.6. Phân tích đáp ứng nhất thời (theo lịch sử thời gian)

198

Bài tập chương 12

206

Phụ lục 

207

Tài liệu tham khảo

245

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980