Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Phương pháp số chương trình Plaxis 3D và Udec
4.5
423
Lượt xem
5
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Quang Phích
ISBN điện tử978-604-82- 6811-4
Khổ sách19 x 27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2009
Danh mụcNguyễn Quang Phích
Số trang244
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Trong lĩnh vực xây dựng công trình ngầm, cũng như địa kỹ thuật, các khối đất, đá là những môi trường phức tạp. Khối đất, đá có thể cấu thành từ một hay nhiều loại đất đá với các dấu hiệu cấu trúc phức tạp, đặc trưng bởi sự có mặt của các mặt phân cách đa dạng. Nghiên cứu các quá trình biến đổi cơ học trong khối đất, đá, phân tích mức độ ổn định của khối đất, đá cũng như tương tác giữa khối đất, đá với các kết cấu nhân tạo, nhằm thiết kế và xây dựng được các công trình lên trên và vào trong các khối đất đá theo yêu cầu sử dụng, các yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế, vẫn luôn là vấn đề phức tạp. Cũng vì vậy cho đến nay đã có hàng loạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau được phát triển và sử dụng. Một trong các công cụ đắc lực là phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

Các phương pháp lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu, phân tích mức độ ổn định khối đất, đá và thiết kế các công trình, cũng như trong tính toán địa kỹ thuật, bao gồm các phương pháp giải tích và các phương pháp số.

Các phương pháp giải tích (kề cả các chương trình tính được xây dựng trên cơ sở các kết quả giải tích - các chương trình này chỉ coi là phân tích số) ngày càng thể hiện những hạn chế do phải đơn giản hóa mô hình về khối đất, đá. Mặc dù các kết quả nhận được có ý nghĩa định tính tổng quát và ý nghĩa giáo học cao, song do không chú ý được nhiều yếu tố ảnh hưởng trong phân tích và tính toán nên mức độ chính xác định lượng không cao.

Nhiều năm lại đây, với sự phát triển mạnh của công nghệ tin học, các phương pháp số đã và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và ngày càng có hiệu quả trong công tác nghiên cứu và thiết kế. Nhiều chương trình tính đã và đang được phát triển và được sử dụng rộng rãi trên thế giới mang lại những hiệu quả chính xác hơn về tính chất khoa học kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt khi phải chú ý đến các điều kiện phức tạp.

Những năm gần đây phương pháp số cũng đã được triển khai sử dụng trong tính toán thiết kế công trình ngầm, cũng như trong lĩnh vực địa kỹ thuật ở nước ta. Tài liệu này được biên soạn để đáp ứng phần nào yêu cầu trong đào tạo ngành xây dựng công trình ngầm và hy vọng có thể góp phần làm cho công tác tính toán thiết kế thực tế được triển khai thuận lợi hơn.

Xem đầy đủ
MỤC LỤCTrang
Lời nói đầu3
1. Khái quát về các phương pháp số trong địa kỹ thuật5
1.1. Các phương pháp số5
1.2. Cơ sở lý thuyết chung6
2. Các yêu cầu chung khi tính toán bằng phương pháp sô10
2.1. Mô hình hình học - sơ đồ tính10
2.2. Miền tính toán, các điều kiện ban đầu và điều kiện biên11
2.3. Rời rạc hóa mô hình, chia lưới14
2.4. Trạng thái ứng suất ban đầu16
2.5. Mô phỏng các giai đoạn thi còng17
2.6. Sử dụng các định luật vật liệu cho khối đất, khối đá19
2.7. Chọn kỹ thuật tính lặp21
2.8. Các tài liệu liên quan với kết quả tính bằng phương pháp số22
1. Phương pháp số được sử dụng, sơ đồ tính và các dữ liệu đầu vào22
2. Các tính chất vật liệu22
3. Các loại tác động23
4. Trình tự tính toán23
5. Trình bày, thể hiện kết quả tính toán23
3. Hướng dẫn sử dụng chương trình PLAXIS 3D Tunnel25
3.1. Giới thiệu chung25
3.1.1. Yêu cầu về phần cứng máy tính để cài đặt phần mềm PLAXIS 3D25
3.1.2. Các Moduls cơ bản của phần mềm26
3.1.3. Khả năng áp dụng của chương trình Plaxis 3D27
3.2. Cài đặt và chạy chương trình27
3.2.1. Cài đặt chương trình27
3.2.2. Công cụ để xây dựng mô hình bài toán27
3.2.3. Thủ tục nhập dữ liệu29
3.2.4. Bắt đầu chạy chương trình32
3.3. Sự lún của móng trên nền cát35
3.3.1. Hình dạng mô hình36
3.3.2. Móng cứng37
3.3.3. Móng mềm55
3.4. Thi công đường hầm theo phương pháp NATM60
3.4.1. Mô hình60
3.4.2. Tính toán68
3.4.3. Xem kết quả tính toán72
3.5. Tính toán ổn định gương hầm74
3.5.1. Mô hình75
3.5.2. Tính toán83
3.5.3. Phân tích an toàn86
3.5.4. Xem kết quả87
3.6. Tính toán ổn định tường trong đất91
3.6.1. Nhập dữ liệu92
3.6.2. Tính toán95
3.6.3. Xem kết quả100
3.7. Đường hầm thi công bằng máy khiên đào102
3.7.1. Mô hình103
3.7.2. Tính toán106
3.7.3. Xem kết quả111
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình UDEC113
4.1. Giới thiệu chung về phần mềm UDEC113
4.1.1. Tổng quan113
4.1.2. So sánh UDEC với các phương pháp tính khác115
4.1.3. Đặc điểm chung115
4.1.4. Phạm vi áp dụng117
4.2. Trình tự giải bài toán trong UDEC118
4.3. Định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong UDEC119
4.4. Sử dụng UDEC giải các bài toán địa cơ học121
4.4.1. Phương pháp chung giải các bài toán trong UDEC122
4.4.2. Thao tác xây dựng mô hình tính trong UDEC125
4.5. Mô phỏng kết cấu chống trong UDEC148
4.5.1. Giới thiệu chung148
4.5.2. Kết cấu gia cố148
4.5.3. Kết cấu chống giữ bề mặt173
4.6. Một số ví dụ minh hoạ phạm vi ứng dụng của UDEC179
4.6.1. Sử dụng UDEC phân tích ổn định bờ dốc đá179
4.6.2. Ví dụ ứng dụng UDEC trong xây dựng công trình ngầm194
4.7. Sử dụng lệnh trong UDEC210
4.7.1. Đặc điểm và quy ước chung210
4.7.2. Nhóm lệnh theo chức năng212
4.7.3. Chi tiết lệnh trong UDEC216
Tài liệu tham khảo240

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980