Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Quan trắc công trình thủy lợi
4.5
2396
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Chiến
ISBN978-604-82-2369-4
ISBN điện tử978-604-82-3628-1
Khổ sách19x27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2018
Danh mụcNguyễn Chiến
Số trang134
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

 

Quan trắc công trình thủy lợi là một công việc không thể thiếu trong quá trình xây dựng, quản lý vận hành công trình. Các kết quả quan trắc là cơ sở thực tế quan trọng để đảm bảo thi công an toàn, vận hành hiệu quả công trình, phòng chống lũ và quản lý an toàn công trình nói chung và hồ đập nói riêng. Các kết quả quan trắc cũng được sử dụng để kiểm chứng các kết quả tính toán thiết kế cũng như khái quát hóa, bổ sung cho lý luận thiết kế công trình.

Việt Nam hiện có gần 7000 hồ, đập thủy lợi, thủy điện, trong đó trên 90% là hồ có đập vật liệu địa phương, chủ yếu là đập đất. Các hồ chứa lớn có dung tích lớn, cột nước cao, nếu xẩy ra sự cố sẽ gây thiệt hại khôn lường cho vùng hạ du. Với các hồ đập vừa và nhỏ, do được thiết kế với tiêu chuẩn an toàn không cao, cộng thêm những hạn chế trong công tác đầu tư, khảo sát thiết kế, thi công và quản lý vận hành nên thường tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn. Khi đó vai trò của công tác quan trắc trong quản lý an toàn hồ đập càng trở nên quan trọng.

Mặc dù vậy, công tác quan trắc công trình thủy lợi ở nước ta trong thời gian qua nói chung vẫn còn nhiều tồn tại cả ở khâu thiết kế, thi công lắp đặt và quản lý vận hành hệ thống quan trắc. Nhiều công trình lớn đã đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc khá hiện đại, với kinh phí khá lớn, nhưng hiệu quả mang lại từ công tác quan trắc là chưa tương xứng. Còn ở các hồ đập vừa và nhỏ thì việc trang bị hệ thống quan trắc còn rất hạn chế. Điều này đòi hỏi cần nhìn nhận lại công tác quan trắc công trình thủy lợi, cả về chủ trương đầu tư, hệ thống văn bản pháp lý, nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thiết kế, thi công lắp đặt và quản lý vận hành, khai thác hệ thống thiết bị quan trắc.

Cuốn sách này trình bày những kiến thức cơ bản về quan trắc công trình thủy lợi nói chung, trong đó trọng tâm là đối tượng hồ đập, nêu rõ các mục đích và những nguyên tắc cơ bản trong công tác quan trắc, các nội dung quan trắc đối với hồ chứa nước, đập vật liệu địa phương, đập bê tông. Trong sách giới thiệu khá chi tiết về các phương pháp và thiết bị tương ứng để quan trắc đập vật liệu địa phương và đập bê tông. Những kiến thức cơ bản về công tác lắp đặt và tổ chức quan trắc, xác định các giá trị giới hạn để đối chiếu khi quan trắc cũng đã được đề cập.

Sách được viết để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho môn học “Quan trắc công trình thủy” giành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy; tài liệu tham khảo cho các môn học “Giới thiệu và cơ sở thiết kế công tình thủy”, “Đập và hồ chứa” thuộc ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy của trường Đại học Thủy lợi. Nội dung sách cũng rất có ích đối với các kỹ sư thiết kế, thi công, các nghiên cứu viên và các nhà quản lý xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện.

Nội dung sách được chia thành 5 chương.

Chương 1 trình bày khái quát về công trình thủy lợi và công tác quan trắc công trình thủy lợi.

Chương 2 nói về các nội dung quan trắc hồ chứa nước, như quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn, bồi lắng hồ chứa, các yếu tố địa chất, địa chấn và sạt lở bờ hồ, quan trắc các công trình tháo nước ở hồ chứa.

Chương 3 chuyên sâu về quan trắc đập vật liệu địa phương, gồm các nội dung quan trắc thấm, biến dạng, áp lực nước và áp lực đất trong công trình.

Chương 4 giành cho các nội dung quan trắc đập bê tông, như dịch chuyển ngang và đứng, dao động, áp lực nước trong thân đập và nền, nhiệt độ, ứng suất trong thân đập, quan trắc vết nứt ở công trình bê tông, công tác kết nối đo ghi tự động.

Chương 5 giới thiệu nội dung và phương pháp xác định các giá trị giới hạn để đối chiếu với số liệu quan trắc công trình.

 

Xem đầy đủ

 

 

Trang

Lời nói đầu

3

Các từ viết tắt

5

Chương 1. Khái quát về quan trắc công trình thủy lợi 
1.1. Giới thiệu chung về công trình thủy lợi

7

1.1.1. Khái niệm về công trình thủy lợi

7

1.1.2. Phân loại công trình thủy lợi

7

1.1.3. Ảnh hưởng của CTTL đến khu vực lân cận

9

1.2. Quan trắc công trình thủy lợi

11

1.2.1. Khái niệm về quan trắc CTTL

11

1.2.2. Mục đích quan trắc CTTL

11

1.2.3. Phân loại quan trắc công trình thủy lợi

12

1.2.4. Các nguyên tắc quan trắc công trình

14

1.2.5. Tính pháp lý của công tác quan trắc CTTL

16

1.3. Thực trạng công tác quan trắc CTTL ở Việt Nam

16

1.3.1. Về công tác thiết kế

17

1.3.2. Về chất lượng thi công lắp đặt hệ thống quan trắc công trình

17

1.3.3. Về công tác quan trắc trong quá trình xây dựng và vận hành, 
                    khai thác công trình

18

Chương 2. Quan trắc hồ chứa nước 
2.1. Khái quát về quan trắc hồ chứa nước

20

2.1.1. Hồ chứa nước

20

2.1.2. Hồ chứa nước ở Việt Nam

21

2.1.3. Công tác quan trắc hồ chứa nước

22

2.2. Công tác quan trắc khí tượng thủy văn hồ chứa

24

2.2.1. Tổ chức quan trắc các yếu tố khí tượng, thủy văn

24

2.2.2. Tính toán dòng chảy đến hồ theo tài liệu quan trắc

26

2.2.3. Quan trắc phục vụ vận hành an toàn mùa lũ

26

2.3. Quan trắc các yếu tố địa chất và địa chấn

27

2.3.1. Đối tượng và phạm vi

27

2.3.2. Nội dung công tác quan trắc địa chất, địa chấn

28

2.3.3. Tổ chức quan trắc địa chất và địa chấn

28

2.4. Quan trắc đánh giá khả năng sạt lở bờ hồ chứa

29

2.4.1. Đối tượng và phạm vi

29

2.4.2. Nội dung công tác quan trắc

29

2.4.3. Tổ chức quan trắc đánh giá sạt lở bờ hồ

29

2.5. Quan trắc các công trình tháo nước

29

2.5.1. Công trình tháo nước ở hồ chứa

29

2.5.2. Bố trí quan trắc CTTN

31

Chương 3. Quan trắc đập vật liệu địa phương 
3.1. Giới thiệu chung

34

3.1.1. Mục đích

34

3.1.2. Phạm vi

34

3.1.3. Nội dung chính

34

3.2. Tổng quát về dụng cụ/ hệ thống và phương pháp quan trắc

35

3.2.1. Vai trò của PFMA đối với việc thiết kế hệ thống đo

35

3.2.2. Vai trò của việc quan trắc trực quan đập

36

3.2.3. Vai trò của thiết bị quan trắc

37

3.2.4. Lựa chọn thiết bị quan trắc

38

3.3. Quan trắc thấm đập đất

38

3.3.1. Tổng quan về quan trắc thấm

38

3.3.2. Phương pháp đo và thiết bị đo thấm

39

3.4. Quan trắc biến dạng đập đất

47

3.4.1. Tổng quan về quan trắc biến dạng

47

3.4.2. Phương pháp đo và thiết bị đo biến dạng

48

3.5. Quan trắc áp lực nước

53

3.5.1. Tổng quan về quan trắc áp lực nước

53

3.5.2. Các loại quan trắc áp lực nước

54

3.6. Quan trắc áp lực đất

59

3.6.1. Tổng quan về quan trắc áp lực đất

59

3.6.2. Các loại quan trắc áp lực đất

60

3.7. Xây dựng chương trình quan trắc

60

3.7.1. Các nội dung xây dựng chương trình quan trắc

60

3.7.2. Một số lưu ý khi xây dựng chương trình quan trắc

60

Chương 4. Quan trắc đập bê tông 
4.1. Mở đầu

62

4.1.1. Đập bê tông

62

4.1.2. Các thông số quan trắc đập bê tông

66

4.2. Quan trắc dịch chuyển của đập

67

4.2.1. Quan trắc dịch chuyển thẳng đứng

67

4.2.2. Quan trắc dịch chuyển ngang

70

4.2.3. Quan trắc dao động ngang

78

4.3. Quan trắc áp lực

83

4.3.1. Quan trắc áp lực nước

83

4.3.2. Quan trắc áp lực trong bê tông

87

4.4. Quan trắc ứng suất trong kết cấu công trình

90

4.4.1. Vấn đề chung

90

4.4.2. Đo ứng suất từ biến dạng

91

4.4.3. Đo ứng suất trực tiếp

95

4.5. Quan trắc vết nứt

95

4.5.1. Đánh dấu vết nứt

95

4.5.2. Quan trắc độ mở của vết nứt

96

4.6. Quan trắc nhiệt độ

98

4.6.1. Giới thiệu chung

98

4.6.2. Nguyên lý làm việc của thiết bị quan trắc nhiệt độ

99

4.6.3. Một số thiết bị

100

4.6.4. Thiết bị đo cặp nhiệt ngẫu

101

4.6.5. Thiết bị dây đo nhiệt

101

4.7. Kết nối ghi đo tự động

102

4.7.1. Vấn đề chung

102

4.7.2. Thành phần của bộ ghi đo tự động

103

4.7.3. Các phương pháp truyền dẫn số liệu

104

4.7.4. Phần mềm thể hiện số liệu

105

4.7.5. Kết nối

105

4.8. Bố trí thiết bị quan trắc trong đập bê tông

106

Chương 5. Xác định các giá trị giới hạn để đối chiếu 
                   số liệu quan trắc công trình 
5.1. Tổng quát

108

5.1.1. Đặt vấn đề

108

5.1.2. Trách nhiệm xác định các giá trị giới hạn 
                    để đối chiếu số liệu quan trắc

108

5.1.3. Nguyên tắc xác định các giá trị giới hạn 
                    để đối chiếu số liệu quan trắc

109

5.2. Xác định các giá trị giới hạn khi quan trắc đập đất

110

5.2.1. Quan trắc biến dạng và chuyển vị của đập đất

110

5.2.2. Quan trắc thấm ở đập đất

112

5.2.3. Quan trắc áp lực kẽ rỗng

116

5.2.4. Quan trắc ứng suất trong đập đất

117

5.2.5. Quan trắc áp lực đất lên kết cấu công trình nằm trong thân đập.

117

5.2.6. Quan trắc biến dạng của kết cấu công trình nằm trong thân đập.

118

5.3. Xác định các giá trị giới hạn khi quan trắc đập bê tông

119

5.3.1. Quan trắc chuyển vị ở đập bê tông

119

5.3.2. Quan trắc thấm ở đập bê tông

121

5.3.3. Quan trắc nhiệt độ ở đập bê tông

123

5.3.4. Quan trắc ứng suất trong thân đập

125

5.3.5. Quan trắc lực kéo cốt thép

126

5.3.6. Quan trắc mạch động của dòng chảy

126

Tài liệu tham khảo

128

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4995