Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Quy hoạch vùng
4.5
1939
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảTrần Trọng Hanh
ISBN978-604-82-1336-7
ISBN điện tử978-604-82-5400-1
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2015
Danh mụcTrần Trọng Hanh
Số trang339
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Thế kỷ XXI là thế kỷ của "Thế giới phẳng", thời kỳ mà các vùng lãnh thổ, các quốc gia, các dân tộc lệ thuộc vào nhau, liên kết và hợp tác với nhau trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên để cùng tốn tại và phát triển.

Thế kỷ XXI cũng là thời kỳ mà nhân loại đứng trước những tác động tiêu cực của biến đổi khi hậu toàn cầu và ô nhiễm môi trường. Giải quyết các thách thức này đòi hỏi sự hợp tác, liên kết và phân công trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ rộng lớn.

Quy hoạch vùng là một khoa học, là công cụ để thực hiện chức năng tổng hợp và liên kết này. về bản chất, đó là quá trình dự báo chiến lược phát triển, phân tích, nhận dạng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, văn hóa, lịch sử, cảnh quan, khí hậu... với sự tham gia của các ngành: Địa lý kinh tế, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật trên nền tảng liên kết, phân công khai thác hợp lý một vùng lãnh thổ, không lệ thuộc ranh giới và thể chế hành chính. Từ đó, quy hoạch vùng xác định chương trình; kế hoạch sử dụng tối ưu, hợp lý nhất tài nguyên cho sự phát triển bền vừng trong một giai đoạn dài được hoạch định. Chính vì thế, quy hoạch vùng mang tính chiến lược, định hướng và dẫn dắt cho các hoạt động của quy hoạch đô thị, quỵ hoạch nông thôn và quy hoạch sử dụng đất đai các cấp lãnh thổ có quy mô khác nhau ở các giai đoạn tiếp nối.

Quy hoạch vùng chỉ có thể mang lại hiệu quả khi nó gắn kết với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và có sự liên kết, phối hợp trong hành động của các chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư tronq vùnq, trên nền tảnq của thể chế và pháp luật về quản lý quy hoạch vùng.

Kinh tế càng phát triển thì quy hoạch vùng càng cẩn thiết và trở thành công cụ quản lý quan trọng của chính quyền các cấp.

Ở Việt Nam, quy hoạch vùng đã được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo tổ chức triển khai. Các đồ án quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng thành phố Hồ Chí Minh hoặc quy hoạch vùng tỉnh, liên tỉnh khác đã được lập và phê duyệt. Tuy nhiên, hiệu lực của các đồ án quy hoạch vùng đến nay vẫn chưa được phát huy trong cuộc sống và chưa trở thành công cụ định hướng chiến lược cho các hoạt động kinh tế và phát triển của các địa phương và các ngành kinh tế - xã hội.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chưa có các tài liệu khoa học để giúp nâng cao nhận thức, để hướng dẫn và làm cơ sở cho hoạt động quy hoạch vùng. Nhiều khái niệm cũng như phương pháp về quy hoạch vùng không được làm rõ, dẫn đến chệch hướng về mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện.

Xem đầy đủ

LỜI GIỚI THIỆU

03

LỜI MỞ ĐẨU

05

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VẦ PHƯƠNG PHÁP LUẬN QUY 

                      HOẠCH VÙNG

11

1.1. Các khái niệm, ý nghĩa và các mục đích của quy hoạch vùng

11

1.2. Nguồn gốc của quy hoạch vùng

22

1.3. Tổng quan công tác quy hoạch vùng

26

1.4. Cơ sở phương pháp luận cùa quy hoạch vùng

46

1.5. Các yêu cẩu và tiêu chí đánh giá quy hoạch vùng

56

CHƯƠNG II. PHÂN VÙNG QUY HOẠCH

61

2.1. Cơ sở lý luận cua phân vùng quy hqạch

61

2.2. Tổng quan công tác phân vùng quy hoạch

69

2.3. Các phương pháp phán vùng quy hoạch

75

2.4. Đánh giá thực trạng hệ thống các vùng quy hoạch của Việt Nam

86

2.5. Định hướng điếu chinh hệ thống vùng quy hoạch cấp cao 

       ở Việt Nam

87

2.6. Định hướng hình thành hệ thống các vùng quy hoạch các 

       cấp ở Việt Nam

110

CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH VÙNG

115

3.1. Nội dung, quy trình kỹ thuật và phương pháp thiết kế quy hoạch vùng

115

3.2. Phân tích vùng

112

3.3. Dự báo triển vọng phát triển vùng

136

3.4. Định hướng phát triển hạ táng kinh tế; phân bố và phát triển

       các ngành, lĩnh vực chủ yểu trong quy hoạch vùng

148

3.5. Định hướng phát triển không gian và quy hoạch sử dụng đất

182

3.6. Định hướng phát triển hạ tầng xã hội

194

3.7. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật

136

3.8. Bảo vệ môi trường và các di sản văn hóa - lịch sử

155

CHƯƠNG IV. ĐẶC ĐIỂM QUY HOẠCH CÁC LOẠI VÙNG 

                        CHUYÊN MÔN Ở VIỆT NAM

213

4.1 Tổng quan các điểu kiên tự nhiên, xã hội, kinh tế và chính trị 

       của Việt Nam

213

CHƯƠNG V. QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG

295

5.1. Nội dung quàn lý và thực hiện quy hoạch vùng

295

5.2. Các giải pháp lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh 

      quy hoạch vùng

297

5.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch vùng

305

5.4. Các giải pháp quản lý quy hoạch vùng

307

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ

317

TÀI LIỆU THAM KHẢO

331

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989