Khi còn công tác, chúng tôi có dịp làm việc với các chuyên gia nước ngoài và học được ở họ nhiều vấn đề lý thú và bổ ích. Trước hết là họ viết và sử dụng để tra cứu rất nhiều sổ tay. Từ các sổ tay dùng chung cho nhiều ngành kỹ thuật đến các sổ tay chuyên sâu cho từng ngành riêng biệt. Trong sổ tay ngoài các phần cốt yếu rất ngắn gọn tối cần thiết về lý thuyết, còn phần lớn là phần công thức, các bảng biểu phục vụ cho tính toán thực tế, kèm theo là các ví dụ và tính toán bằng con số. Ví dụ khi người đọc cần nghiên cứu về một cái dầm cụ thể với kết cấu và phân bố tải trọng của mình, tra cứu trong sổ tay “Sức bền vật liệu” có thể biết hình dáng đường chuyển vị của dầm khi chịu tải; công thức tính ứng suất ở điểm có tọa độ bất kì và điểm nguy hiểm nhất (ứng suất max); độ chuyển vị (chuyển vị dài và góc) ở điểm bất và điểm nguy hiểm nhất v.v... Từ ý tưởng trên, để phù hợp với xu thế chung của nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam là: không dạy từng môn cơ học riêng rẽ mà tập hợp chung trong một môn cơ học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau - môn “Cơ học ứng dụng trong kỹ thuật” - chúng tôi mạnh dạn biên soạn cuốn sách “Sổ tay cơ kỹ thuật” này. Ngoài phần kiến thức chung sẽ bao gồm: cơ học là môn cơ sở của kỹ thuật, các môn kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên ngành: sức bền vật liệu, động học và động lực học máy. Cuốn sách thích hợp với các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao các ngành kỹ thuật liên quan nhiều đến cơ học như: cơ khí, xây dựng, giao thông kỹ thuật liên quan nhiều đến cơ học như: cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải và các độc giả yêu thích môn này. Cuốn sách có phần cuối chọn lọc một số cơ cấu máy và công cụ nhằm bước đầu giới thiệu và gợi mở lòng say mê và sáng tạo của các bạn đọc trẻ và các độc giả yêu thích môn cơ cấu máy và dụng cụ.