Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Sổ tay du lịch di sản kiến trúc Việt Nam
4.5
1072
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảTOMODA HIROMICHI
ISBN978-604-82-4557-3
ISBN điện tử978-604-82-5735-4
Khổ sách20.5 x 20.5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcTOMODA HIROMICHI
Số trang248
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

“Lượng khách du lịch đến Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Có lẽ khung cảnh Thành phố Hồ Chí Minh đông đúc náo nhiệt hay Hà Nội yên bình gợi cho người ta nhớ lại khoảng thời gian Nhật Bản bắt đầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên tôi cho rằng, họ - những vị khách du lịch khi đến Việt Nam không chỉ muốn ngắm nhìn vẻ ngoài của một đô thị lớn, thưởng thức món ăn, mua đồ gốm sứ... mà còn muốn trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa cũng như cuộc sống của người dân nơi đây. Vì vậy, tác giả cuốn sách này đã chọn ra các công trình kiến trúc, phố cổ, nhà cổ có giá trị hơn cả để giới thiệu tới quý độc giả.

Việt Nam là một quốc gia kỳ lạ. Kỳ lạ ở chỗ quốc gia này sở hữu một nền văn hóa có nhiều điểm chung với Nhật Bản. Đối với Nhật Bản - quốc gia đã trải qua quá trình hiện đại hóa thì Việt Nam lại là đất nước gợi lại cho họ những hồi ức về thời kì xây dựng, phát triển trước kia - thứ đang dần bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại. Trở lại Nhật Bản sau chuyến đi Việt Nam, tôi đã quan sát gương mặt của những người khách cùng đi tàu và cảm thấy mình như đang ở nước ngoài vậy. Bởi vì người Nhật ngày nay trang điểm và mặc rất nhiều đồ thời trang kiểu cách dẫn tới khó có thể phân biệt đâu là người Nhật, đâu là người nước ngoài. Nhưng người Việt Nam lại khác. Họ vẫn để mặt mộc giản dị và điều đó khiến cho người ta liên tưởng đến những người Nhật của thời kì trước. Nhật Bản và Việt Nam ngoài khuôn mặt giống nhau còn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa tinh thần. Về nhân cách con người, đó là coi trọng lòng nhân ái, bao dung theo giáo lý của Phật giáo Đại thừa; về đạo đức là kính trên nhường dưới, thờ cúng tổ tiên theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo... và truyền thống thân thiện, hiếu khách. Hơn nữa, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nên có thời kỳ chữ Hán đã được sử dụng như một ngôn ngữ chính thống ở cả hai quốc gia, do đó số lượng từ gốc Hán trong hai ngôn ngữ cũng không hề nhỏ. Trong tiếp biến ngôn ngữ ngoại lai, hai quốc gia cũng có những điểm tương đồng. Khi đối chiếu từ xe máy trong tiếng Nhật (otobai, bắt nguồn từ auto và moto- bike trong tiếng Anh) sẽ ra một từ tương tự đó là từ“xe ô tô” trong tiếng Việt, trong đó “xe” là từ chỉ chung phương tiện giao thông còn“ô tô” bắt nguồn từ“auto”. Mặc dù không phải là hai nước láng giềng lân cận nhưng Việt Nam và Nhật Bản có những giá trị quan, những nét văn hóa tương đồng. Và phải chăng, đó là do cả hai quốc gia này có vị trí địa lý ở gần Trung Quốc?”

Trích lời tác giả Tomoda Hiromichi

 

 

Xem đầy đủ
 

trang

Mở đầu

3

PHẦN 1. VÙNG BẮC BỘ 
Chương 1. Trung tâm giao thương ở vùng Đồng bằng Châu thổ sông Hồng - Hà Nội

17

Hà Nội 36 phố phường

21

Nhà cửa trong khu phố cổ

24

Phố người Hoa giữa lòng Hà Nội

28

Đền chùa ở Hà Nội

30

Một đô thị cổ giàu sức sống

34

Thanh Hóa - Cội nguồn của nước Việt

36

Thành nhà Hồ - Công trình thành bằng đá quy mô lớn

38

Di tích Lam Kinh - Nơi cất giữ hồi ức về một thời vàng son

41

Chương 2.  Kiến trúc Pháp ở Hà Nội

45

Khám phá nhà cổ Pháp tại Hà Nội từ đê sông Hồng

47

Cuộc gặp gỡ giữa văn hóa Pháp và Việt Nam

49

Kiến trúc Pháp ở trung tâm Hà Nội

52

Trào lưu hiện đại (modernism) và kiến trúc Gothic

54

Khu người Pháp cũ

57

Quảng trường Ba Đình - Điểm cuối của chuyến hành trình

60

Chương 3.  Nhịp sống đô thị - Hà Nội hiện đại

65

Nhà phố cổ - Nguyên mẫu nhà đầu tiên của nhà ở Hà Nội

68

Biệt thự kiểu Pháp

70

Nhà tập thể trước thời kỳ Đổi mới

71

Chung cư sau thời kỳ Đổi mới

76

Nhà ống - Niềm mơ ước của bao người

79

Chương 4. Bóng dáng của các anh hùng và nhà dân ở nông thôn Bắc Bộ

83

Đình và Đền - Nơi thờ tự hai vị anh hùng của làng

86

Chùa và chợ trước cổng chùa

88

Làng trong phố

91

Những ngôi nhà truyền thống

92

Hình thức kiến trúc tôn giáo

97

Tín ngưỡng thờ thần trong nông nghiệp và chùa Phật giáo

98

Đình - Nơi tụ họp của dân làng

100

Lăng miếu và kiến trúc hai điện thờ song song trong chùa miếu

101

Phong cách chùa Phật giáo hiện tại

103

PHẦN 2. VÙNG TRUNG BỘ 
Chương 5. Huế - Kinh đô của triều Nguyễn

109

Sự tương phản giữa hai bờ Nam - Bắc

111

Tường thành kiểu Pháp

112

Xây dựng đô thị mang kiểu dáng Trung Quốc

115

Đi tìm cội nguồn của riêng kinh thành Huế

116

Cấu trúc Hoàng thành và sự đóng góp của riêng triều Nguyễn

118

Sự thay đổi của Tử Cấm thành dưới thời vua Minh Mạng

121

Lăng tẩm - Nơi ở mang đậm dấu ấn cá nhân của vua sau khi băng hà

123

Chương 6. Hội An, thương cảng quốc tế với khu phố Nhật

127

Phát hiện đồ gốm Koimari

127

Đô thị cổ Hội An

130

Hội quán người Hoa xây dựng

132

Thăm nhà cổ

134

Nhiều phong cách kiến trúc khác nhau điểm tô cho cảnh quan phố cổ

138

Hội An đang đổi thay từng ngày

140

Chương 7. Lần theo những dấu vết huy hoàng của văn hóa Chăm-pa

145

Kiến trúc tôn giáo Chăm-pa

148

Mỹ Sơn, vùng đất linh thiêng được bao quanh bởi một bức tường bí ẩn

152

Đồng Dương - Trung tâm của Phật giáo

153

Sợi tơ rối của lịch sử

157

Đến thăm làng dân tộc Cơ Tu

159

Dân tộc thiểu số ở Việt Nam

162

PHẦN 3. VÙNG NAM BỘ 
Chương 8. Tàn dư của thời kỳ Pháp thuộc - Thành phố Hồ Chí Minh

167

Sự ra đời của Sài Gòn

167

Dấu tích của thời kỳ mở cảng

170

Đi dạo trong thành phố

177

Khu phố Tàu - Chợ Lớn

181

Thủ đô miền Nam Việt Nam

185

Chương 9. Sự nhộn nhịp của đại đô thị kiến trúc hiện đại của Thành phố Hồ Chí Minh

187

Các tòa nhà chung cư

191

Những chung cư mới

195

Chương 10. Khu nghỉ mát thanh bình - Thiên đường nghỉ dưỡng phía Nam Việt Nam

199

Khu nghỉ dưỡng kiểu Pháp

199

Dinh thự của nhà vua

204

“Số phận” của các khu nghỉ dưỡng trên cao nguyên

206

Khu nghỉ dưỡng thủy quân lục chiến từ thời kỳ Pháp thuộc

210

Từ khu nghỉ mát thời kỳ thuộc địa đến khu nghỉ mát thời kỳ Đổi mới

212

Chương 11. Làng cổ Cái Bè ở Đồng bằng sông Cửu Long

217

Tham quan kênh rạch

219

Phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

221

Nhà cổ Cái Bè

222

Bên trong nhà cổ

223

Đặc trưng nhà cổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

228

Lời kết

233

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980