Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Sự cố nền móng công trình: Phòng tránh, sửa chữa, gia cường
4.5
1215
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Bá Kế
ISBN điện tử978-604-82- 6718-6
Khổ sách14,5 x 20,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2010
Danh mụcNguyễn Bá Kế
Số trang552
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Nền móng vững chắc là cơ sở cho sự an toàn của nhà và công trình, về mặt kinh tế, phần nền móng thường chiếm từ 30%, có khi đến 40% giá thành xây dựng công trình nói chung, vì vậy một giải pháp nền móng tốt sẽ có ý nghĩa kinh tế - kĩ thuật quan trọng. Ngược lại, nếu xảy ra một sai lầm nào đó trong khâu nền móng (khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng) sẽ dẫn đến rất tốn kém để khắc phục và có khi không thể sửa chữa được.

Những dấu hiệu biểu hiện sự hư hỏng nền móng thường phát hiện rất chậm và lại xuất hiện ở những bộ phận kết cấu bên trên như nứt, nghiêng, võng, trượt cục bộ hoặc sụp đổ... Vì vậy, khỉ gặp sự cố, phải xem xét công trình cho toàn diện, chẩn đoán theo các loại biến dạng quan trắc được, tìm ra nguyên nhân (trong đó có thể có nguyên nhân nền móng) và thiết kế phương án sửa chữa. Vì tính chất liên quan của các nguyên nhân với nhau nên nếu phải sửa chữa cũng không thể chi hạn chế sửa chữa nền móng, theo như phương pháp luận của lí thuyết "bệnh học" thuộc ngành y học.

Để ngăn ngừa và hạn chế sự cố nền móng và công trình đạt chất lượng quy định phải lấy phương châm phòng tránh làm trong ngay từ khâu khảo sát đất nền, thiết kế, thi công đến khai thác sử dụng công trình. Đó chính là điều mà tác giả quyển sách này muốn nhấn mạnh ở từng chương và ở từng công việc cụ thể, vĩ xét theo quan điểm hiện đại trong xây dựng công trình : cần thực hiện kiểm soát suốt quá trình làm ra sản phẩm xây dựng, đố chính là ý tưởng triết lí của hệ thống quản lí chất lượng ISO 9000.

Xem đầy đủ
MỤC LỤCTrang
Lời nói đầu3
Chương 1: Chất lượng, tuổi thọ và bảo tri công trình 
1.1. Mở đầu7
1.2. Những tác động của tự nhiên và của công nghệ lên nhà8
1.3. Sự hao mòn hữu hình và vô hình của nhà14
1.4. Bệnh học và tuổi thọ của công trình19
1.5. Chất lượng và phân loại sự cố công trình26
1.6. Ý nghĩa của bảo trì công trình31
Chương 2: Phương pháp đánh giá sự suy giảm chất lượng và sự cố nền móng 
2.1. Điều tra và đặc điểm của xử lí36
2.2. Phân loại và dấu hiệu đặc trưng42
2.3. Nguyên nhân gây sự cố nền móng và trình tự xử lí60
2.4. Nội dung điều tra báo cáo65
Chương 3: Kĩ thuật khảo sát chất lượng và sự cố công trình 
3.1. Khảo sát các thông số đặc trưng cho chất lượng và sự cố của nhà68
3.2. Kiểm tra cường độ thực tế của vật liệu trong kết cấu78
3.3. Đo biến dạng của kết cấu và độ lún của công trình113
3.4. Kiểm tra đất nền118
3.5. Kiểm tra móng cọc130
Chương 4 Vật liệu trong sửa chữa 
4.1. Khái niệm chung158
4.2. Chuẩn bị bề mặt và lựa chọn thành phần160
4.3. Vữa tự chảy không co164
4.4. Vật liệu để gia cố nền167
4.5. Tỉ lệ pha chế vật liệu sửa chữa167
Chương 5: Sự cố nền móng tiêu biểu 
5.1. Gia cường và phục hồi móng của Nhà trắng (Mỹ) (G.A.Leonards, 1962)172
5.2. Sự cố nghiêng đổ silô chứa lúa mì Transcona174
5.3. Sự cố tháp Piza (Italia)181
Chương 6: Hư hỏng công trình do lún không đều 
6.1. Sai sót trong khảo sát đất nền190
6.2. Sai sót trong thiết kế móng197
6.3. Sai sót trong thi công202
6.4. Ví dụ thực tế208
Chương 7: Xây dựng công trình mới - cũ liền kề 
7.1. Tương tác giữa công trình cũ và mới229
7.2. Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa231
7.3. Yêu cầu thiết kế240
7.4. Ví dụ thực tế243
Chương 8: Hư hỏng công trình dưới tác dụng của tải trọng động 
8.1. Sóng đàn hồi và công trình251
8.2. Ánh hưởng do hạ cọc (đóng hoặc rung)265
8.3. Ví dụ thực tế282
8.4. Tiếng ồn290
Chương 9: Sự cố trong công trình móng cọc 
9.1. Sự cố trong móng cọc chế tạo sẵn293
9.2. Sự cố và phương pháp quản lí chất lượng cọc khoan nhồi317
9.3. Xử lí các hư hỏng của cọc335
9.4. Ví dụ thực tế340
Chương 10: Sự cố công trình trên mái đất dốc 
10.1. Các dạng hư hỏng công trình trên mái dốc349
10.2. Phòng tránh và khắc phục sự cố350
10.3. Ví dụ thực tế354
Chương 11: Một số biện pháp gia cường và cải tạo nền móng 
11.1. Biện pháp sửa chữa móng nông362
11.2. Đặc điểm công nghệ sửa chữa móng nông376
11.3. Sửa chữa móng nông bằng cọc379
11.4. Dùng cọc rễ cây, giếng chìm và móng kiểu "tường trong đất"384
11.5. Phương pháp cải tạo nền đất392
11.6. Phương pháp bơm ép vữa405
Chương 12: Ảnh hưởng sự thay đổi mực nước ngầm và chống ẩm, thấm, ăn mòn phần ngầm công trình 
12.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi điều kiện địa chất thuỷ văn428
12.2. Chống thấm, ẩm cho tường móng và phần ngầm công trình443
12.3. Chống ăn mòn cho móng và công trình ngầm471
Chương 13: Sửa chữa sự cố nền móng kết hợp với khôi phục kết cấu trên móng 
13.1. Những nguyên tắc chung489
13.2. Tính toán và kiểm tra trong sửa chữa kết cấu496
13.3. Một sô' giải pháp gia cường đơn giản502
Chương 14: Phòng ngừa sự cô' 
14.1. Một sô' nguyên tắc chung513
14.2. Phòng ngừa sự cô' sụp đổ520
14.3. Phòng ngừa khe nứt trong kết cấu bê tông530
14.4. Phòng ngừa khe nứt trong thê' xây gạch536
15.5. Phòng ngừa các loại sự cố khác540
Tài liệu tham khảo544
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989