Tác giả | Nguyễn Tài |
ISBN | 978-604-82-3135-4 |
ISBN điện tử | 978-604-82-4338-8 |
Khổ sách | 19x27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2020 |
Danh mục | Nguyễn Tài |
Số trang | 230 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Tổn thất tỷ năng (cột nước) để thắng sức cản trong chuyển động của chất lỏng nhớt (sức cản thuỷ lực) gồm hai dạng: chiều dài và cục bộ.
Các tổn thất năng lượng này là sự chuyển hoá cơ năng sang nhiệt năng, quá trình này bị mất đi không hoàn lại.
Sách “Sức cản thủy lực trong lòng dẫn” đề cập chủ yếu đến tổn thất cột nước của chuyển động chất lỏng trong lòng dẫn có áp (đường ống) và không áp (kênh, sông).
Nội dung phần một, sách giới thiệu chi tiết kết quả nghiên cứu của A.D.Altsun về tổn thất cột nước trong đường ống có áp với biểu thức nổi tiếng được gọi là “biểu thức tổng quát Altsun” - tính hệ số ma sát thuỷ lực viết cho đường ống có áp.
Trong phần hai, sách đề cập đến kết quả nghiên cứu tổn thất cột nước trong lòng dẫn hở, đặc biệt là các lòng dẫn có nhám lớn (tự nhiên và nhân tạo gia cường) của Nguyễn Tài với nhiều quan điểm mới về chọn thông số tuyến tính, về vận tốc đặc trưng, về cơ cấu số Reynolds và hệ số ma sát thủy lực, về phân bố vận tốc, về trạng thái chảy (tựa tầng, quá độ và bình phương sức cản) với các tiêu chuẩn mềm (cho lòng dẫn có lớp phủ thực vật) và tiêu chuẩn hình học (cho lòng dẫn có nhám nhân tạo gia cường) cùng với đầy đủ các đặc tính khác của các loại mố nhám.
Sách sẽ đem lại các kiến thức sâu hơn so với các giáo trình về Thuỷ lực trong lòng dẫn nói chung, đáp ứng yêu cầu của các thầy cô chuyên giảng dạy môn Thuỷ lực, các học viên sau đại học, nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Cơ học chất lỏng - thuỷ lực và các nhà thiết kế các thiết bị, máy công cụ, các công trình vận tải các loại chất lỏng và vận tải chất rắn bằng sức nước, sức gió, các công trình thuỷ dẫn nước và tiêu nước, tiêu hao năng lượng sau công trình v.v…
Trang | |
Lời nói đầu | 5 |
PHẦN MỘT. SỨC CẢN THỦY LỰC TRONG LÒNG DẪN CÓ ÁP Chương I. Khái niệm | |
I-1. Tổn thất cột nước theo chiều dài | 7 |
I-2. Tổn thất cột nước cục bộ | 15 |
Chương II. Công thức tổng quát về biểu đồ phân bố vận tốc | |
và hệ số ma sát thuỷ lực của dòng chảy rối trong ống | |
II-1. Dòng chảy tầng đều trong đường ống | 18 |
II-2. Một số nhận xét về công trình của học thuyết prandtl | 19 |
II-3. Công thức tổng quát tính dòng chảy rối đều trong ống | 25 |
II-4. Phân tích các biểu thức đã nhận được | 31 |
II-5. Các nhận xét bổ sung | 38 |
II-6. Kết luận | 39 |
Chương III. Các biểu thức tính toán thuỷ lực đường ống | |
III-1. Về các biểu thức tính ống trơn thuỷ lực | 40 |
III-2. Biểu thức tính hệ số ma sát thuỷ lực trong khu bình phương sức cản | 43 |
III-3. Công thức logarit tổng quát tính hệ số ma sát thuỷ lực | 45 |
III-4. Biểu thức tổng quát dạng số mũ tính hệ số ma sát thuỷ lực | 46 |
III-5. Về các điều kiện sử dụng các biểu thức cụ thể | |
để xác định hệ số ma sát thuỷ lực | 47 |
III-6. Biểu thức tổng quát số mũ về biểu đồ vận tốc trong đường ống | 50 |
III-7. Kết luận | 54 |
Chương IV. So sánh các biểu thức tính toán đã đề xuất với các số liệu thí nghiệm | |
IV-1. Các tác giả có số liệu nghiên cứu đã được sử dụng | 55 |
IV-2. Phương pháp chỉnh lý số liệu thí nghiệm | 57 |
IV-3. Phân tích các đường cong thí nghiệm về sức cản | 61 |
IV-4. So sánh các biểu thức tính toán với các số liệu thí nghiệm | |
trong ống thép | 63 |
IV-5. Sức cản thuỷ lực trong đường ống làm từ các loại vật liệu khác | |
(không phải thép) | 67 |
IV-6. Ảnh hưởng của mối nối và sức cản cục bộ | 71 |
IV-7. Xác định trị số độ nhám cho các bề mặt khác nhau | 72 |
IV-8. Đánh giá các biểu thức đã đề xuất | 75 |
IV-9. So sánh các đường cong thực nghiệm | |
và đường cong tính phân bố vận tốc trong ống | 76 |
IV-10. Kết luận | 79 |
Chương V. Sức cản thuỷ lực cục bộ khi số Reynolds lớn | |
V-1. Tổn thất áp suất khi mặt cắt thay đổi đột ngột | 80 |
V-2. Tổn thất áp suất khi mặt cắt ống thu hẹp dần | 91 |
V-3. Tổn thất áp suất ở mối hàn đường ống thép | 95 |
V-4. Kết luận | 105 |
Chương VI. Tổn thất áp suất trong sức cản cục bộ | |
khi dòng chảy chịu ảnh hưởng của lực nhớt | |
VI-1. Khái niệm | 107 |
VI-2. Mặt cắt đường ống thay đổi đột ngột | 110 |
VI-3. Màng chắn | 113 |
VI-4. Phụ kiện đường ống | 114 |
VI-5. Chiều dài tương đương của sức cản cục bộ | 119 |
VI-6. Kết luận | 121 |
PHẦN HAI. SỨC CẢN THỦY LỰC TRONG LÒNG DẪN KHÔNG ÁP Chương VII. Chuyển động ổn định đều không áp trong lòng dẫn | |
VII-1. Tổn thất cột nước theo chiều dài trong chuyển động ổn định đều | 122 |
VII-2. Biểu thức Weisbach - Darxy, hệ số ma sát thuỷ lực | 123 |
VII-3. Biểu thức Chezy, môđun lưu lượng và môđun vận tốc | 125 |
Chương VIII. Chuyển động ổn định không đều không áp trong lòng dẫn | |
VIII-1. Phương trình vi phân cơ bản của chuyển động ổn định không đều | |
(dạng phương trình vi phân thứ nhất) | 133 |
VIII-2. Dạng thứ hai phương trình vi phân của chuyển động không đều | 135 |
Chương IX. Chuyển động không ổn định không áp trong lòng dẫn | |
IX-1. Các trường hợp cơ bản của chuyển động không ổn định không áp | 138 |
IX-2. Phương trình vi phân chuyển động không ổn định thay đổi dần | 143 |
Chương X. Sức cản thuỷ lực trong lòng dẫn có nhám lớn | |
X-1. Khái niệm | 147 |
X-2. Thành tựu nghiên cứu sức cản thuỷ lực trong lòng dẫn có nhám lớn | 149 |
X-3. Lòng dẫn với nhám lớn biến dạng | 169 |
X-4. Một số nhận xét về nhám lớn biến dạng | 178 |
Chương XI. Cơ sở lý thuyết xây dựng các biểu thức liên quan đến sức cản thuỷ lực trong lòng dẫn có nhám lớn | |
XI-1. Phương pháp phân tích thứ nguyên | 180 |
XI-2. Lý thuyết thấm rối | 181 |
XI-3. Lòng dẫn có nhám lớn không biến dạng | 183 |
XI-4. Lòng dẫn có nhám lớn biến dạng | 201 |
Chương XII. Phân tích kết quả thí nghiệm trong lòng dẫn có nhám lớn và kết luận | |
XII-1. Nhám lớn biến dạng | 208 |
XII-2. Nhám lớn không biến dạng (nhám gia cường) | 217 |
XII-3. Biểu thức tổng quát tính hệ số ma sát thuỷ lực | |
trong lòng dẫn có nhám gia cường | 221 |
XII-4. Các kết luận chủ yếu về dòng chảy trong lòng dẫn có nhám lớn | 223 |
Tài liệu tham khảo | 225 |
Sách đã xuất bản | 226 |