Tác giả | Phạm Thị Phương Thanh |
ISBN điện tử | 978-604826977-7 |
Khổ sách | 19 x 27cm |
Năm xuất bản (tái bản) | |
Danh mục | Phạm Thị Phương Thanh |
Số trang | 107 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Triển khai Công văn 3056/BGDĐT-GDĐH ngày 19/7/2019 của Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn thực hiện chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị, năm 2021, Bộ Giáo dục và đào tạo đã xuất bản Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho bậc đại học không chuyên lý luận chính trị). Dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Ban chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh đổi mới nội dung, phương châm, phương pháp giảng dạy phù hợp với định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Với khối sinh viên đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, các bài giảng được thiết kế theo hướng kiến thức chung, tổng hợp các vấn đề cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình với kết cấu 6 chương có nhiều ưu điểm, súc tích, logic song với thời lượng giảng dạy phân bố trong 30 tiết cũng gây khó khăn cho sinh viên tiếp cận, phân tích các quan điểm của Hồ Chí Minh một cách cụ thể, toàn diện và bảo đảm mục tiêu của chương trình đào tạo. Vì vậy, để giúp sinh viên hệ thống được khối lượng kiến thức trong giáo trình và định hướng các vấn đề liên hệ vận dụng thực tiễn, tập thể giáo viên Khoa Lý luận Chính trị trường đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã biên soạn công trình “Tài liệu học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh” để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên học tập. Công trình kế thừa nội dung Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và đào tạo xuất bản năm 2021; đồng thời, kế thừa giáo trình do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặc dù các tác giả đã cố gắng biên soạn, tiếp thu ý kiến của Hội đồng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (trường Đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh) để chỉnh sửa song chắc chắn khó tránh khỏi sai sót. Các tác giả rất mong nhận được góp ý của người đọc để hoàn thiện hơn nữa công trình này. |
Lời nói đầu | 3 |
Danh mục cụm từ viết tắt trong đề tài | 5 |
Chương 1. Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh | |
Mục tiêu | 9 |
I. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh | 9 |
II. Đối tượng nghiên cứu | 10 |
III. Phương pháp nghiên cứu | 10 |
IV. Ý nghĩa của việc học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh | 11 |
Câu hỏi ôn tập và thảo luận | 12 |
Chương 2. Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh | |
I. Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh | 13 |
II. Quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh | 19 |
III. Giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh | 24 |
Câu hỏi ôn tập và thảo luận | 26 |
Chương 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội | |
Mục tiêu | 27 |
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc | 33 |
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam | |
III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội | 40 |
IV. Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay | 41 |
Câu hỏi ôn tập và thảo luận | 43 |
Chương 4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân | |
Mục tiêu | 44 |
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam | 44 |
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân | 50 |
III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng Đảng và Nhà nước | 58 |
Câu hỏi ôn tập và thảo luận | 61 |
Chương 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế | |
Mục tiêu | 62 |
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc | 62 |
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế | 68 |
III. Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay | 73 |
Câu hỏi ôn tập và thảo luận | 76 |
Chương 6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người | |
Mục tiêu | 77 |
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa | 77 |
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức | 82 |
III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người | 91 |
IV. Xây dựng văn hóa, đạo đức, con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh | 94 |
Câu hỏi ôn tập và thảo luận | 100 |
Tài liệu học tập | 103 |
Tài liệu tham khảo | 106 |