Tác giả | Nguyễn Võ Thông |
ISBN | 978-604-82-3000-5 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3580-2 |
Khổ sách | 19x27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | Nguyễn Võ Thông |
Số trang | 160 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Nước ta nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh của gió bão. Hàng năm, thiệt hại do gió, bão gây ra cho các công công trình xây dựng là rất lớn. Để đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, cuốn sách “Tải trọng và Tác động của gió lên công trình xây dựng” ra đời nhằm giúp bạn đọc có thêm một số kiến thức trong lĩnh vực tính toán, đánh giá tải trọng và tác động của gió, bão.
Quyển sách này trình bày các cơ sở lý thuyết và phương pháp tính toán xác định tải trọng và tác động động lực của gió lên công trình xây dựng, bao gồm: thành phần tĩnh, thành phần động của tải trọng gió; tải trọng gió lên các kết cấu bao che, mái; hiện tượng mất ổn định khí động do kích động xoáy và galoping; các ví dụ tính toán minh họa cho các nội dung lý thuyết đã trình bày trong các chương của cuốn sách; đánh giá an toàn nhà theo cấp bão cho các công trình do dân tự xây mà không được tính toán thiết kế chịu tác động của gió, bão.
Trong phần lý thuyết tính toán động lực tải trọng gió, cuốn sách cũng trình bày cơ sở khoa học để thiết lập các công thức tính toán thành phần động của tải trọng gió, cách tính toán chuyển đổi vận tốc gió theo các dạng địa hình chuẩn, chu kỳ lặp và thời gian lấy trung bình vận tốc gió khác nhau để người đọc dễ vận dụng các tiêu chuẩn Tải trọng và Tác động của nước ngoài khi áp dụng ở Việt Nam.
Phần hướng dẫn xác định hệ số khí động có hiệu đính lại và bổ sung thêm một số sơ đồ nhà, công trình, kết cấu thường gặp trong thực tế để bạn đọc tiện sử dụng.
Nội dung cuốn sách được trình bày trong 7 chương và 2 phụ lục:
Chương 1: Gió và các khái niệm cơ bản
Chương 2: Cơ sở lý thuyết tính toán động lực tải trọng gió
Chương 3: Xác định các đặc trưng động lực của công trình
Chương 4: Tính toán tải trọng gió tác động lên công trình
Chương 5: Kiểm tra mất ổn định cho công trình cao và kết cấu mềm
Chương 6: Một số ví dụ tính toán
Chương 7: Đánh giá an toàn nhà theo cấp bão
Phụ lục 1: Hướng dẫn xác định hệ số khí động
Phụ lục 2: Phân vùng áp lực và vận tốc gió theo địa danh hành chính
Sách được dùng làm tài liệu phục vụ công tác đào tạo, học tập, nghiên cứu và thiết kế cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và sinh viên ngành xây dựng.
Trang | ||
Lời nói đầu | 3 | |
Chương 1. Gió và các khái niệm cơ bản | ||
1.1. Tổng quát | 5 | |
1.2. Sự hình thành của gió và một số khái niệm cơ bản | 6 | |
1.3. Phân loại gió | 6 | |
Chương 2. Cơ sở lý thuyết tính toán động lực tải trọng gió | ||
2.1. Thiết lập các công thức tính toán động lực tải trọng gió | 10 | |
2.2. Hệ số độ cao k | 14 | |
2.3. Các dạng địa hình | 15 | |
2.4. Mốc chuẩn để xác định hệ số độ cao | 15 | |
2.5. Hệ số áp lực động của tải trọng gió x | 16 | |
2.6. Hệ số tương quan không gian n | 18 | |
2.7. Hệ số động lực x | 21 | |
2.8. Quy đổi vận tốc và áp lực gió cơ sở | 21 | |
Chương 3. Xác định các đặc trưng động lực của công trình | ||
3.1. Xác định tần số và dạng dao động của hệ kết cấu dạng thanh công xôn có hữu hạn khối lượng tập trung | 25 | |
3.2. Công trình có sơ đồ tính toán là thanh công xôn có một khối lượng tập trung | 27 | |
3.3. Công trình có sơ đồ tính toán là thanh công xôn có hai khối lượng tập trung | 27 | |
3.4. Công trình có sơ đồ tính toán là thanh công xôn có ba khối lượng tập trung | 28 | |
3.5. Công trình có sơ đồ tính toán là thanh công xôn có n khối lượng tập trung | 29 | |
3.6. Công trình có sơ đồ tính toán là thanh công xôn có khối lượng phân bố đều | 29 | |
3.7. Công trình có tiết diện thay đổi theo chiều cao | 31 | |
3.8. Công trình dạng ống khói hoặc có mặt cắt ngang hình vành khuyên | 31 | |
3.9. Một số công thức thực nghiệm để xác định các đặc trưng động lực | 34 | |
của công trình | ||
Chương 4. Tính toán tải trọng gió tác động lên công trình | ||
4.1. Nguyên tắc cơ bản để tính toán tải trọng gió | 36 | |
4.2. Tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió | 37 | |
4.3. Tính toán thành phần động của tải trọng gió | 39 | |
4.4. Tổ hợp nội lực và chuyển vị do thành phần tĩnh và động của tải trọng gió | 47 | |
Chương 5. Kiểm tra mất ổn định cho công trình cao và kết cấu mềm | ||
5.1. Mất ổn định do kích động xoáy đối với kết cấu và công trình dạng trụ tròn | 48 | |
5.2. Mất ổn định khí động dạng galoping đối với kết cấu và công trình lăng trụ | 55 | |
5.3. Một số đặc điểm của hiện tượng mất ổn định khí động dạng kích động xoáy và galoping | 59 | |
Chương 6. Một số ví dụ tính toán | ||
6.1. Ví dụ 1: xác định thành phần động của tải trọng gió tác động lên nhà cao tầng | 60 | |
6.2. Ví dụ 2: xác định thành phần động của tải trọng gió lên cột truyền tải điện bằng thép | 69 | |
6.3. Ví dụ 3: xác định thành phần động của tải trọng gió lên ống khói bê tông cốt thép | 76 | |
6.4. Ví dụ 4: xác định chuyển vị ngang ở đỉnh và lực khí động cho công trình tháp bằng thép | 84 | |
6.5. Ví dụ 5: kiểm tra mất ổn định khí động của một dầm thép thành mỏng | 86 | |
Chương 7. Đánh giá an toàn nhà theo cấp bão | ||
7.1. Đặt vấn đề | 88 | |
7.2. Các khái niệm và cách phân cấp gió bão hiện nay | 88 | |
7.3. Phân loại nhà | 91 | |
7.4. Hướng dẫn đánh giá nhà an toàn theo cấp bão | 93 | |
7.5. Một số lưu ý khi đánh giá nhà an toàn theo cấp bão | 95 | |
Phụ lục 1. Hướng dẫn xác định hệ số khí động | ||
PL1.1. Hệ số khí động theo sơ đồ nhà, công trình, các cấu kiện | 96 | |
và sơ đồ tải trọng gió | ||
PL 1.2. Các kết cấu phẳng, đặc, đứng độc lập trên đất nền (tường, hàng rào…) | 119 | |
PL 1.3. Các bảng quảng cáo | 119 | |
PL 1.4. Độ nhám mặt ngoài | 121 | |
PL 1.5. Các giá trị lớn nhất của các hệ số khí động cho các nhà có mặt bằng chữ nhật | 121 | |
PL 1.6. Nhà có mặt bằng hình chữ nhật và mái dốc hai phía | 122 | |
Phụ lục 2. Phân vùng áp lực và vận tốc gió theo địa danh hành chính | 125 | |
Tài liệu tham khảo | 154 |