Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Thiết kế kết cấu công trình chịu động đất
4.5
941
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Võ Thông
ISBN978-604-82-6135-1
ISBN điện tử978-604-82-6542-7
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2022
Danh mụcNguyễn Võ Thông
Số trang168
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Hiện nay, các tiêu chuẩn thiết kế xây dựng đang được soát xét, biên soạn theo định hướng phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn thiết kế Eurocosde. Để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, cuốn sách “Thiết kế kết cấu công trình chịu động đất” đã được ra đời.

Nội dung cuốn sách được biên soạn dựa trên cơ sở chấp nhận BS EN 1998-1:2004 Part 1: General rules, seismic actions and rules for buildings, hiệu đính 2009, 2011 và 2013, có lược bớt một số nội dung, bổ sung hoặc thay thế các phần mang tính đặc thù Việt Nam và sắp xếp, cấu trúc lại các phần để thuận lợi trong việc áp dụng. Nội dung sách còn được tham khảo, bổ sung từ các tiêu chuẩn, tài liệu, sách hướng dẫn có liên quan đến tính toán, thiết kế công trình nhà chịu động đất đã được các nhà xuất bản có uy tín ở trong và ngoài nước công bố.

Do có những quy định khác nhau về nguyên tắc, cơ sở tính toán, vật liệu sử dụng, giải pháp cấu tạo, giữa các tiêu chuẩn thiết kế hiện nay của hai hệ thống tiêu chuẩn TCVN và EN, để đảm bảo nguyên tắc sử dụng đồng bộ các tiêu chuẩn theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, nên nội dung của cuốn sách chỉ trình bày chi tiết các nội dung liên quan trực tiếp đến phương pháp phân tích, tính toán kết cấu cho công trình nhà chịu động đất. Vì vậy, khi thiết kế cụ thể, ngoài việc thực hiện theo các quy định trong cuốn sách thì còn phải tuân thủ các quy định thiết kế cụ thể cho các loại vật liệu, cấu kiện, các dạng kết cấu khác nhau, được quy định trong EN1998-1, các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu từ EN 1990 đến EN 1999 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

Sách gồm 6 chương:

- Chương 1. Các yêu cầu cơ bản trong thiết kế công trình chịu động đất;

- Chương 2. Điều kiện đất nền và tác động của động đất;

- Chương 3. Thiết kế kết cấu nhà chịu động đất;

- Chương 4. Hệ số ứng xử của các kết cấu chịu lực;

- Chương 5. Giải pháp cấu tạo kháng chấn;

- Chương 6. Ví dụ tính toán.

Và 7 Phụ lục, gồm:

- Phụ lục A. Phổ phản ứng chuyển vị đàn hồi;

- Phụ lục B. Xác định chuyển vị mục tiêu đối với phân tích tĩnh phi tuyến (đẩy dần);

- Phụ lục C. Hệ số khuếch đại địa hình;

- Phụ lục D. Phân lo ai công trình theo mức độ quan trọng;

- Phụ lục E. Các quy định cho “nhà xây đơn giản”;

- Phụ lục G. Danh sách các địa phương áp dụng phổ loại 1 và loại 2;

- Phụ lục H. Bảng chuyển đổi từ đỉnh gia tốc sang cấp động đất;

Cuốn sách là một tài liệu chuyên ngành, đáp ứng tốt cho các cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các đơn vị tư vấn thiết kế, ... liên quan đến lĩnh vực xây dựng.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

Chương 1. Các yêu cầu cơ bản trong thiết kế công trình chịu động đất

 

1.1. Phạm vi áp dụng

5

1.2. Những yêu cầu và tiêu chí cần tuân theo khi thiết kế

 

kết cấu công trình chịu động đất

5

1.3. Các biện pháp cụ thể khi thiết kế

8

Chương 2. Điều kiện đất nền và tác động của động đất

 

2.1. Điều kiện đất nền

30

2.2. Tác động động đất

32

2.3. Tổ hợp tác động động đất với các tác động khác

42

2.4. Mức độ và hệ số tầm quan trọng

43

Chương 3. Thiết kế kết cấu nhà chịu động đất

 

3.1. Các phương pháp phân tích kết cấu

45

3.2. Tính toán chuyển vị

58

3.3. Bộ phận phi kết cấu

58

3.4. Các biện pháp bổ sung đối với khung có khối xây chèn

61

3.5. Kiểm tra an toàn

64

Chương 4. Hệ số ứng xử của các kết cấu chịu lực

 

4.1. Kết cấu bê tông cốt thép

72

4.2. Kết cấu thép

77

4.3. Kết cấu liên hợp thép - bê tông

84

4.4. Kết cấu gỗ

89

Chương 5. Giải pháp cấu tạo kháng chấn

 

5.1. Dầm

92

5.2. Cột

96

5.3. Mối nối dầm - cột

98

5.4. Tường cứng

101

5.5. Cấu kiện đúc sẵn

106

5.6. Neo và mối nối

107

5.7. Các ký hiệu dùng trong phần hướng dẫn cấu tạo

108

Chương 6. Ví dụ tính toán

 

6.1. Các thông số cơ bản của công trình và đất nền

112

6.2. Tính toán tải trọng động đất theo phương pháp phân tích

 

tĩnh lực ngang tương đương

116

6.3. Tính toán tải trọng động đất theo phương pháp phân tích

 

phổ phản ứng dao động

120

6.4. Tổ hợp tải trọng

138

6.5. Kiểm tra điều kiện chuyển vị đỉnh của công trình

138

6.6. Kiểm điều kiện chuyển dịch ngang tương đối

 

giữa các tầng của công trình

139

6.7. Xét hiệu ứng bậc 2 (hiệu ứng P-A) của công trình

143

6.8. Các kiểm tra an toàn khác

145

Phụ lục

 

Phụ lục A. Phổ phản ứng chuyển vị đàn hồi

146

Phụ lục B. Xác định chuyển vị mục tiêu đối với phân tích

 

tĩnh phi tuyến (đẩy dần)

148

Phụ lục C. Hệ số khuếch đại địa hình

153

Phụ lục D. Phân loại công trình theo mức độ quan trọng

155

Phụ lục E. Các quy định cho “nhà xây đơn giản”

156

Phụ lục G. Danh sách các địa phương áp dụng phổ loại 1 và loại 2

163

Phụ lục H. Bảng chuyển đổi từ đỉnh gia tốc nền sang cấp động đất

164

Tài liệu tham khảo

165

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4979