Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Thiết kế kết cấu thép nhà tiền chế
4.5
3470
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Hồng Sơn
ISBN978-604-82-2697-8
ISBN điện tử978-604-82-3581-9
Khổ sách19x27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcNguyễn Hồng Sơn
Số trang319
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Nhà tiền chế (Pre-Engineered Building - PEB) được sử dụng cho các công trình xây dựng, như: nhà xưởng, nhà kho, nhà công nghiệp với sức trục nhỏ và trung bình hoặc các nhà nhịp lớn v.v... Các bộ phận chịu lực của chúng gồm: khung ngang, khung đầu hồi, xà gồ và hệ giằng v.v... Theo đó, khung ngang có các dầm và cột cấu tạo từ tiết diện chữ I tổ hợp hàn với chiều cao bản bụng đặc thay đổi tuyến tính, các xà gồ thành mỏng dập nguội và thanh giằng mềm căng trước bằng thép tròn v.v... Một số tài liệu trong nước gọi các dầm và cột như vậy là cấu kiện thon, vát (Web Tapered Members) và được coi như một dạng của kết cấu thép nhẹ.

Cuốn sách “Thiết kế kết cấu thép Nhà tiền chế” được biên soạn dựa trên tài liệu “Nhà với kết cấu khung thép tiết diện thay đổi”[14], của tác giả người Nga Katyuxin V.V., xuất bản năm 2005. Nội dung cuốn sách tập hợp các tài liệu, trên cơ sở các tiêu chuẩn, chỉ dẫn thiết kế kết cấu thép và tài liệu khoa học cũng như nhiều kết quả nghiên cứu riêng của tác giả Katyuxin V.V. Đồng thời, cũng trình bày hàng loạt các vấn đề thực tiễn chưa được đề cập hoặc trình bày chưa đầy đủ trong các tài liệu kỹ thuật. Các vấn đề tồn tại sẽ lần lượt được giải quyết trong các chương.

Đây sẽ là tài liệu chuyên khảo cho các sinh viên, kỹ sư, học viên cao học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý có liên quan đến lĩnh vực thiết kế, thi công kết cấu thép Nhà tiền chế.

Xem đầy đủ

 

 Trang
  
Lời nói đầu3
Chương 1. Nhà khung với cấu kiện có bản bụng đặc và tiết diện thay đổi 
1.1. Giới thiệu chung5
1.2. Ưu điểm và nhược điểm của kết cấu khung8
1.3. Các dạng kết cấu khung8
1.4. Các cấu kiện và nút liên kết cơ bản của kết cấu khung25
Chương 2. Khung ngang với cấu kiện có tiết diện thay đổi 
2.1. Đặc điểm tính toán nội lực và lựa chọn tiết diện33
2.2. Cơ sở tính toán, xác định ứng suất và kiểm tra bền tại các điểm đặc trưng của tiết diện52
2.3. Ổn định cục bộ bản bụng của cấu kiện khung62
2.4. Cấu kiện thành mỏng của khung68
2.5. Ổn định tổng thể của kết cấu khung78
2.6. Liên kết hàn của các cấu kiện khung100
2.7. Liên kết xà ngang với cột biên106
2.8. Liên kết chân cột với móng120
2.9. Cấu tạo và tính toán chân cột để chịu lực xô ngang135
2.10. Các sườn trong kết cấu khung148
Chương 3. Liên kết mặt bích giữa các cấu kiện trong khung 
3.1. Khái quát chung158
3.2. Các giả thiết tính toán và trạng thái ứng suất ở vùng lân cận mặt bích158
3.3. Xác định vị trí trục trung hòa của liên kết mặt bích163
3.4. Xác định chiều dày mặt bích170
3.5. Điều kiện xuất hiện lực nhổ193
3.6. Sự làm việc của bu lông trong liên kết mặt bích195
3.7. Tính toán liên kết mặt bích chịu lực cắt210
3.8. Biến dạng dư của mối hàn trong liên kết mặt bích213
3.9. Quy trình thực hành tính toán mặt bích219
Chương 4. Xà gồ mái và xà gồ tường 
4.1. Khái quát chung229
4.2. Xà gồ mái243
4.3. Xà gồ tường260
Chương 5. Hệ sườn tường 
5.1. Khái quát chung272
5.2. Tính toán cột sườn tường273
Chương 6. Hệ giằng khung 
6.1. Phân loại chung277
6.2. Giải pháp cấu tạo và bố trí giằng277
6.3. Đặc điểm thiết kế giằng mềm ứng suất trước293
Phụ lục (Tham khảo). Chiều dài tính toán của cột tiết diện thay đổi
                                       trong khung [42] 306
Tài liệu tham khảo315

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989