Tác giả | Vũ Hữu Hải |
ISBN | 978-604-82-2871-2 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3584-0 |
Khổ sách | 19x27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | Vũ Hữu Hải |
Số trang | 204 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Môn học “Thiết kế nhà máy thủy điện” là một trong những môn học không thể thiếu đối với sinh viên và kỹ sư tương lai của ngành Thủy lợi - Thủy điện, đặc biệt đối với sinh viên hệ dài hạn tập trung thuộc chuyên ngành Xây dựng công trình thủy và ngành Xây dựng công trình năng lượng, Khoa Công trình thủy, Trường Đại học Xây dựng.
Nội dung cơ bản của môn học Thiết kế nhà máy thủy điện là nghiên cứu các loại nhà máy của trạm thủy điện và các điều kiện để xây dựng chúng, nghiên cứu và lựa chọn các thiết bị của nhà máy thủy điện, nghiên cứu các nguyên tắc và giải pháp thiết kế các thành phần của nhà máy thủy điện. Do sự đa dạng, phong phú của các thành phần công trình của nhà máy mà độ phức tạp và độ khó của môn học tăng lên đáng kể. Để có thể học tốt môn học, sinh viên và người đọc cần được trang bị tốt các kiến thức liên quan đến thủy năng, thủy lực, thủy lực công trình, hồ chứa, tua bin thủy lực và thiết bị thủy điện. Từ thập kỷ sáu mươi của thế kỷ trước đến nay, hàng loạt các công trình thủy lợi, thủy điện quy mô lớn, vừa và nhỏ đã và đang được xây dựng trên khắp mọi miền của đất nước. Những kiến thức, công nghệ mới cùng các kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình thi công, khai thác các công trình trên đã thôi thúc nhóm tác giả viết cuốn giáo trình “Thiết kế nhà máy thủy điện” để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu học tập của sinh viên và người đọc trong quá trình nghiên cứu của mình.
Từ nội dung cơ bản trên, trong mỗi chương, ngoài các kiến thức về nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, tính toán lựa chọn thiết bị và thiết kế các thành phần của nhà máy, các tác giả đã cập nhật những phương pháp tính mới, các chương trình tự động hóa tính toán. Mỗi chương đều có hình ảnh, thí dụ minh họa và cuối chương là câu hỏi và bài tập phục vụ quá trình thảo luận, tự nghiên cứu của người học.
Bố cục của giáo trình gồm bảy chương, trong đó PGS. TS. Vũ Hữu Hải (Chủ biên) viết Chương 5 và Chương 6; PGS. TS. Nguyễn Thượng Bằng viết các Chương 1, Chương 2, và Chương 3; ThS. Phạm Đức Cường viết Chương 4; TS. Chu Tiến Đạt viết Chương 7.
Đối tượng phục vụ chủ yếu của cuốn giáo trình là sinh viên ngành Xây dựng Công trình thủy và ngành Xây dựng công trình năng lượng - Khoa Công trình thủy - Trường Đại học xây dựng và có thể là tài liệu tham khảo cho bạn đọc quan tâm đến vấn đề Thủy lợi - Thủy điện - Năng lượng.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chữ viết tắt | 5 |
Chương 1. Sơ đồ bố trí công trình của trạm thủy điện | |
1.1. Thành phần của một TTĐ | 7 |
1.2. Sơ đồ bố trí TTĐ | 7 |
1.3. Những điều kiện ảnh hưởng đến sơ đồ bố trí TTĐ | 16 |
1.4. Câu hỏi và bài tập chương 1 | 17 |
Chương 2. Các loại nhà máy thủy điện | |
2.1. Phân loại nhà máy thủy điện | 18 |
2.2. Thành phần của một NMTĐ | 20 |
2.3. Các kiểu NMTĐ thông dụng | 22 |
2.4. Các kiểu NMTĐ đặc biệt | 29 |
2.5. Câu hỏi và bài tập chương 2 | 55 |
Chương 3. Phần dưới nước của nhà máy thủy điện | |
3.1. Đường dẫn nước vào nhà máy thủy điện | 57 |
3.2. Hình dạng cửa vào công trình lấy nước có áp | 59 |
3.3. Công trình lấy nước và thiết bị | 60 |
3.4. Ảnh hưởng của việc bố trí buồng tua bin, ống hút | |
và ống xả lũ đến phần dưới nước của NMTĐ | 73 |
3.5. Xác định các kích thước chủ yếu và cao trình của phần dưới nước | 80 |
3.6. Câu hỏi và bài tập chương 3 | 81 |
Chương 4. Phần trên khô của nhà máy thủy điện | |
4.1. Sàn lắp máy | 82 |
4.2. Sàn gian máy | 85 |
4.3. Cần trục trong nhà máy | 101 |
4.4. Bài tập tính toán kết cấu dầm cầu trục | 108 |
4.5. Câu hỏi và bài tập chương 4 | 110 |
Chương 5. Máy phát điện thủy lực | |
5.1. Phân loại và cấu tạo máy phát điện | 111 |
5.2. Chọn máy phát điện | 118 |
5.3. Các kích thước cơ bản của máy phát điện | 120 |
5.4. Những thông số cơ bản và đặc tính MPĐ | 122 |
5.5. Thiết bị kích thích từ | 125 |
5.6. Làm mát máy phát điện | 127 |
5.7. Bệ đỡ máy phát điện | 134 |
5.8. Câu hỏi và bài tập chương 5 | 136 |
Chương 6. Các hệ thống thiết bị phụ của nhà máy thủy điện | |
6.1. Khái niệm về thiết bị phụ của nhà máy thủy điện | 138 |
6.2. Hệ thống cung cấp và bảo quản dầu | 139 |
6.3. Hệ thống cung cấp khí nén | 142 |
6.4. Hệ thống cấp nước kỹ thuật và phòng hỏa | 143 |
6.5. Hệ thống bơm cạn nước buồng xoắn, ống hút và nước thấm, rò rỉ | 146 |
6.6. Phần điện của nhà máy | 149 |
6.7. Bố trí máy biến áp ở trạm thủy điện | 155 |
6.8. Bố trí hệ thống thiết bị phụ và các phòng phục vụ | |
của nhà máy thủy điện | 160 |
6.9. Câu hỏi và bài tập chương 6 | 162 |
Chương 7. Tính toán ổn định và kết cấu nhà máy thủy điện | |
7.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của tính toán ổn định và kết cấu NMTĐ | 163 |
7.2. Đường viền dưới đất và gia cố thượng lưu | |
của NMTĐ kiểu lòng sông | 163 |
7.3. Gia cố lòng sông hạ lưu | 167 |
7.4. Khe lún và khe nhiệt độ | 171 |
7.5. Sơ lược về cơ sở tính toán ổn định và kết cấu NMTĐ | 173 |
7.6. Tính toán ổn định chống trượt của NMTĐ | 180 |
7.7. Ứng suất dưới bản đáy nhà máy | 184 |
7.8. Tính lún cho nhà máy thủy điện | 187 |
7.9. Tính toán kết cấu phần trên khô của nhà máy thủy điện | 189 |
7.10. Tính toán kết cấu phần dưới nước của nhà máy thủy điện | 193 |
7.11. Một số vấn đề về động lực học nhà máy thủy điện | 196 |
7.12. Câu hỏi và bài tập chương 7 | 197 |
Tài liệu tham khảo | 198 |