Tác giả | Nguyễn Uyên |
ISBN | 978-604-82-2047-1 |
ISBN điện tử | 978-604-82-6213-6 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2017 |
Danh mục | Nguyễn Uyên |
Số trang | 175 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Đất yếu là những đất có khả năng chịu lực thấp (0,5 -1 ,0 kG/cm2), hầu như hoàn toàn bão hoà nước, có hệ số rỗng lớn (thường £ > 1), hệ số nén lún lớn (a tới phần mười hay vài ba đơn vị), môđun tổng biến dạng bé (Eo <50 kG/cm2), trị số sức chống cắt không đáng kể. Công trình xây dựng trên đất yếu phải có biện pháp xử lý: hoặc bằng các biện pháp kết cấu bên trên công trình để làm tăng độ cứng (chọn kết cấu tĩnh định, bố trí các giằng ngang và giằng dọc bằng bê tông cốt thép, chọn độ sâu móng, bố trí khe lún) hoặc dùng cách gia cố nhân tạo để làm tăng khả năng chịu lực của đất nền (đệm cát, cọc cát, đóng cọc...,). Kinh phí cho các biện pháp xử lý này khá đắt thường chiếm 15 - 30% thậm chí tới 40 - 50% giá thành toàn bộ công trình.
Nhiều công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi,.... Ở Việt Nam đều đặt trên nền đất yếu. Ở các miền đồng bằng, nền đất yếu rất phổ biến, cấu trúc phức tạp và đa dạng. Chiều dày các tầng đất yếu khá lớn có thể tới 40 - 50m hoặc hơn nữa. Khi đó móng cọc thường được sử dụng để truyền tải trọng công trình tới lớp đá gốc hay đất cứng chắc nằm dưới hoặc tới các lớp đất ở xung quanh cọc nhờ sức kháng ma sát ở mặt ranh giới - đất cọc. Với các lớp đất yếu mỏng và tải trọng công trình không lớn, người dân lâu nay đã dùng cọc tre, cọc tràm để gia cố.
Cuốn sách "Thiết kế và thi công móng cọc" được biên soạn dựa trên các giáo trình, sổ tay thiết kế nền móng ở nước ngoài (Mỹ, Nga, ...) cùng với các kinh nghiệm thiết kế, thi công móng cọc của một số công trình ở Việt Nam.
MỤC LỤC
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Các loại cọc và móng cọc | |
1.1. Khái niệm | 5 |
1.2. Phân loại cọc và móng cọc | 6 |
1.3. Sử dụng móng cọc trong một số công trình ở Việt Nam | 24 |
Chương 2. Tính toán cọc | |
2.1. Xác định chiều dài cọc | 27 |
2.2. Tính sức chịu tải của cọc | 28 |
2.3. Hiệu chỉnh thiết kế của Coyle và Castello | 37 |
2.4. Độ lún của cọc | 43 |
2.5. Sức kháng nhổ của cọc | 46 |
2.6. Cọc thẳng đứng chịu tải trọng ngang | 48 |
2.7. Cọc đơn ngàm trong đá | 55 |
2.8. Nhóm cọc | 58 |
2.9. Ma sát bề mặt âm | 67 |
Bài tập | 70 |
Chương 3. Thiết kê móng cọc | |
3.1. Cơ sở thiết kế | 75 |
3.2. Xác định sô' cọc và bố trí cọc trong móng | 76 |
3.3. Cấu tạo và tính toán đài cọc | 82 |
3.4. Kiểm tra lực tác dụng trên cọc và lên nền đất | 87 |
3.5. Kiểm tra độ lún của móng cọc | 92 |
3.6. Tính toán móng cọc và nền theo các trạng thái giới hạn | 92 |
3.7. Thiết kế móng cọc chịu tải trung tâm | 97 |
3.8. Thiết kế móng cọc chịu tải lệch tâm | 99 |
3.9. Tính toán móng cọc đài cao | 101 |
3.10. Úng dụng công nghệ thông tin trong phân tích móng cọc | 104 |
Bài tập | 110 |
Chương 4. Thi công và thí nghiệm cọc | |
4.1. Thi công cọc | 112 |
4.2. Thí nghiệm cọc | 149 |
Tài liệu tham khảo | 171 |