Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Tiêu chuẩn châu Âu - EN 1996-3:2006 + AC:2009 (Thiết kế kết cấu gạch, đá - Phần 3: Phương pháp tính đơn giản đối với kết cấu gạch, đá)
4.5
1667
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảViện Khoa học Công nghệ Xây dựng
ISBN978-604-82-1660-3
ISBN điện tử978-604-82-3702-8
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2016
Danh mụcViện Khoa học Công nghệ Xây dựng
Số trang42
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

 

Tiêu chuẩn châu Âu (Eurocodes) là hệ thống gồm 10 bộ tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu công trình cùng với trên 100 tiêu chuẩn khác về thi công, thí nghiệm, quản lý chất lượng, … do Uỷ ban châu Âu về tiêu chuẩn hoá ban hành để thống nhất áp dụng kể từ năm 2010 trong Liên minh châu Âu EU. Một trong những mục tiêu chủ yếu của Eurocodes là loại trừ những rào cản kỹ thuật trong thiết kế xây dựng giữa các nước thành viên trong EU.  Tiêu chuẩn châu Âu cũng đã được nhiều Quốc gia ngoài EU đặc biệt quan tâm, trong đó có  thể  kể  đến  Nga,  Ucraina,  Bungari,  Nhật  Bản,  Trung  Quốc,  Malaysia, Singapore, một số Quốc gia vùng Caribe và Việt Nam. Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn châu Âu  đem lại các lợi ích: 1 Đưa ra những tiêu chí và phương pháp thiết kế chung nhằm đáp ứng các yêu cầu về độ bền, ổn định, khả năng chịu lửa và tuổi thọ công trình; 2 Đưa ra cách hiểu thống nhất về thiết kế giữa chủ đầu tư, người thiết kế, nhà thầu, nhà quản lý... 3 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ xây dựng giữa các Quốc gia, thương mại các sản phẩm xây dựng; 4 Là cơ sở thống nhất cho việc nghiên cứu và phát triển công nghiệp xây dựng; 5 Cho phép tạo ra những công cụ hỗ trợ thiết kế và phần mềm thiết kế chung; 6 Tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong hoạt động xây dựng.

Ở Việt Nam, từ những năm 2001 - 2003, lãnh đạo Bộ Xây dựng đã chỉ đạo thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước "Nghiên cứu xây dựng đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đến năm 2010 theo hướng đổi mới, hội nhập" do Thứ trưởng GS.TSKH Nguyễn Văn Liên làm chủ nhiệm. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài, Bộ Xây dựng đã có chủ trương nghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn châu Âu trong lĩnh vực kết cấu, nền móng và vật liệu xây dựng. Nhiều đơn vị trong ngành xây dựng đã tham gia chuyển dịch tiêu chuẩn châu Âu và một số tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đã được biên soạn trên cơ sở tham khảo Eurocodes. Đến nay việc chuyển dịch hầu hết các tiêu chuẩn châu Âu đã được hòan thành.

Trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn châu Âu trong thiết kế xây dựng sẽ góp phần dỡ bỏ rào cản kỹ thuật và thúc đẩy quá trình hội nhập của ngành Xây dựng với các nước trong khu vực và thế giới. Nhằm mục tiêu nêu trên, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng xin giới thiệu các bản dịch của một số tiêu chuẩn EUROCODE sang tiếng Việt để các cơ quan quản lý, các đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng tham khảo và áp dụng.

 

 

Xem đầy đủ
 Trang
Lời giới thiệu3
Lời nói đầu5
1 Tổng quát7
1.1 Phạm vi áp dụng của Phần 37
1.2 Tài liệu viện dẫn7
1.3 Các giả thiết7
1.4 Phân biệt giữa nguyên tắc và quy định áp dụng7
1.5 Định nghĩa8
1.6 Ký hiệu8
2 Cơ sở thiết kế9
2.1 Tổng quát9
2.2 Các tham số cơ bản9
2.3 Kiểm tra theo phương pháp trạng thái giới hạn10
3 Vật liệu10
3.1 Tổng quát10
3.2 Cường độ chịu nén tiêu chuẩn của khối xây10
3.3 Cường độ chịu uốn tiêu chuẩn của khối xây10
3.4 Cường độ chịu cắt ban đầu tiêu chuẩn của khối xây11
4 Thiết kế tường xây không cốt thép bằng phương pháp tính đơn giản11
4.1 Tổng quát11
4.2 Phương pháp tính đơn giản đối với tường chịu tải trọng 
            thẳng đứng và tải trọng gió11
4.3 Phương pháp tính đơn giản đối với tường chịu tải trọng tập trung18
4.4 Phương pháp tính đơn giản đối với tường chịu cắt19
4.5 Phương pháp tính đơn giản đối với tường tầng hầm chịu 
            áp lực ngang của đất21
4.6 Phương pháp tính đơn giản thiết kế tường chịu tải trọng ngang 
            hạn chế nhưng không chịu tải trọng đứng22
4.7 Phương pháp tính đơn giản thiết kế tường chịu tải trọng ngang 
           phân bố nhưng không chịu tải trọng đứng22
Phụ lục A: Phương pháp tính đơn giản đối với tường xây không có cốt thép của nhà không cao quá ba tầng23
Phụ lục B: Phương pháp tính đơn giản thiết kế tường trong không chịu tải trọng đứng và chịu tải trọng ngang hạn chế27
Phụ lục C: Phương pháp tính đơn giản dùng để thiết kế tường 
chịu tải trọng ngang tính toán phân bố đều và không 
chịu tải trọng đứng30
Phụ lục D: Phương pháp tính đơn giản xác định cường độ tiêu chuẩn của khối xây35

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989