Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Tiêu chuẩn châu Âu - EN 1997-2:2007 (Thiết kế địa kỹ thuật - Phần 2: Khảo sát và thí nghiệm đất nền)
4.5
2060
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảViện Khoa học Công nghệ Xây dựng
ISBN978-604-82-1662-7
ISBN điện tử978-604-82-3699-1
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2016
Danh mụcViện Khoa học Công nghệ Xây dựng
Số trang223
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

 

Tiêu chuẩn châu Âu (Eurocodes) là hệ thống gồm 10 bộ tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu công trình cùng với trên 100 tiêu chuẩn khác về thi công, thí nghiệm, quản lý chất lượng, … do Uỷ ban châu Âu về tiêu chuẩn hoá ban hành để thống nhất áp dụng kể từ năm 2010 trong Liên minh châu Âu EU. Một trong những mục tiêu chủ yếu của Eurocodes là loại trừ những rào cản kỹ thuật trong thiết kế xây dựng giữa các nước thành viên trong EU.  Tiêu chuẩn châu Âu cũng đã được nhiều Quốc gia ngoài EU đặc biệt quan tâm, trong đó có  thể  kể  đến  Nga,  Ucraina,  Bungari,  Nhật  Bản,  Trung  Quốc,  Malaysia, Singapore, một số Quốc gia vùng Caribe và Việt Nam. Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn châu Âu  đem lại các lợi ích: 1 Đưa ra những tiêu chí và phương pháp thiết kế chung nhằm đáp ứng các yêu cầu về độ bền, ổn định, khả năng chịu lửa và tuổi thọ công trình; 2 Đưa ra cách hiểu thống nhất về thiết kế giữa chủ đầu tư, người thiết kế, nhà thầu, nhà quản lý... 3 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi dịch vụ xây dựng giữa các Quốc gia, thương mại các sản phẩm xây dựng; 4 Là cơ sở thống nhất cho việc nghiên cứu và phát triển công nghiệp xây dựng; 5 Cho phép tạo ra những công cụ hỗ trợ thiết kế và phần mềm thiết kế chung; 6 Tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong hoạt động xây dựng.

Ở Việt Nam, từ những năm 2001 - 2003, lãnh đạo Bộ Xây dựng đã chỉ đạo thực hiện đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước "Nghiên cứu xây dựng đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đến năm 2010 theo hướng đổi mới, hội nhập" do Thứ trưởng GS.TSKH Nguyễn Văn Liên làm chủ nhiệm. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài, Bộ Xây dựng đã có chủ trương nghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn châu Âu trong lĩnh vực kết cấu, nền móng và vật liệu xây dựng. Nhiều đơn vị trong ngành xây dựng đã tham gia chuyển dịch tiêu chuẩn châu Âu và một số tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đã được biên soạn trên cơ sở tham khảo Eurocodes. Đến nay việc chuyển dịch hầu hết các tiêu chuẩn châu Âu đã được hòan thành.

Trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn châu Âu trong thiết kế xây dựng sẽ góp phần dỡ bỏ rào cản kỹ thuật và thúc đẩy quá trình hội nhập của ngành Xây dựng với các nước trong khu vực và thế giới. Nhằm mục tiêu nêu trên, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng xin giới thiệu các bản dịch của một số tiêu chuẩn EUROCODE sang tiếng Việt để các cơ quan quản lý, các đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng tham khảo và áp dụng.

 

 

Xem đầy đủ

 

 

 Trang
Lời giới thiệu3
Chương 1: Khái quát 
1.1 Phạm vi5
1.2 Tài liệu viện dẫn7
1.3 Các giả thiết9
1.4 Phân biệt giữa nguyên tắc và quy định áp dụng9
1.5 Các định nghĩa10
1.6 Kết quả thí nghiệm và giá trị dẫn xuất12
1.7 Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn này và EN 1997-113
1.8 Ký hiệu và đơn vị14
Chương 2. Lập đề cương khảo sát đất nền 
2.1 Mục tiêu18
2.2 Trình tự khảo sát đất nền22
2.3 Khảo sát sơ bộ22
2.4 Khảo sát phục vụ thiết kế23
2.5 Kiểm tra và quan trắc33
Chương 3: Lấy mẫu đất, đá, và quan trắc nước ngầm 
3.1 Tổng quát35
3.2 Lấy mẫu bằng cách khoan35
3.3 Lấy mẫu bằng phương pháp đào35
3.4 Lấy mẫu đất35
3.5 Lấy mẫu đá38
3.6 Quan trắc nước trong đất và đá40
Chương 4: Thí nghiệm đất và đá ngoài hiện trường 
4.1 Tổng quát44
4.2 Các yêu cầu chung45
4.3 Thí nghiệm xuyên côn (CPT) và thí nghiệm xuyên 
có đo áp lực nước lỗ rỗng (CPTU)46
4.4 Các thí nghiệm nén ngang màng trụ mềm (PMT)50
4.5 Thí nghiệm dilatometer mềm (FDT)54
4.6 Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)56
4.7 Thí nghiệm xuyên động (Dynamic probing test - DP)58
4.8 Thí nghiệm xuyên trọng lượng (Weight sounding test - WST)61
4.9 Thí nghiệm cắt cánh ngoài hiện trường (Field vane test - FVT)63
4.10 Thí nghiệm dilatometer (DMT)64
4.11 Thí nghiệm tấm nén phẳng (PLT)66
Chương 5: Thí nghiệm đất và đá trong phòng thí nghiệm 
5.1 Tổng quát69
5.2 Các yêu cầu chung đối với thí nghiệm trong phòng69
5.3 Chuẩn bị mẫu đất thí nghiệm70
5.4 Chuẩn bị mẫu đá thử71
5.5 Thí nghiệm phân loại, nhận dạng và mô tả đất73
5.6 Thí nghiệm tính chất hóa học của đất và nước dưới đất78
5.7 Thí nghiệm chỉ số sức kháng của đất83
5.8 Thí nghiệm sức kháng của đất84
5.9 Thí nghiệm tính nén lún và biến dạng của đất90
5.10 Thí nghiệm đầm chặt đất93
5.11 Thí nghiệm tính thấm của đất95
5.12 Các thí nghiệm phân loại đá97
5.13 Thí nghiệm độ trương nở của đá100
5.14 Thí nghiệm sức kháng của đá104
Chương 6. Báo cáo khảo sát nền đất 
6.1 Những yêu cầu chung111
6.2 Trình bày các thông tin địa kỹ thuật111
6.3 Đánh giá các thông tin địa kỹ thuật112
6.4 Thiết lập các giá trị dẫn xuất114
Phụ lục A: Danh mục các kết quả thí nghiệm 
theo các tiêu chuẩn thí nghiệm địa kỹ thuật115
Phụ lục B: Kế hoạch khảo sát địa kỹ thuật119
Phụ lục C: Ví dụ về xác định áp lực nước ngầm 
dựa trên mô hình và dựa trên quan trắc dài hạn127
Phụ lục D: Thí nghiệm xuyên tĩnh và xuyên tĩnh áp điện129
Phụ lục E: Thí nghiệm nén ngang  (PMT)140
Phụ lục F: Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)146
Phụ lục G: Thí nghiệm xuyên động (DP)150
Phụ lục H: Thí nghiệm xuyên trọng lượng (WST)154
Phụ lục I: Thí nghiệm cắt cánh ngoài hiện trường (FVT)156
Phụ lục J: Thí nghiệm dilatometer phẳng – ví dụ 
về tương quan giữa  Eoed và kết quả thí nghiệm DMT161
Phụ lục K: Thí nghiệm tấm nén phẳng (PLT)162
Phụ lục L: Thông tin chi tiết về công tác chuẩn bị 
các mẫu đất thí nghiệm165
Phụ lục M: Thông tin chi tiết về các thí nghiệm 
phân loại, nhận dạng và mô tả đất173
Phụ lục N: Thông tin chi tiết về thí nghiệm hóa học cho đất177
Phụ lục O: Thông tin chi tiết về thí nghiệm 
xác định chỉ tiêu độ bền của đất182
Phụ lục P: Thông tin chi tiết về thí nghiệm sức kháng của đất183
Phụ lục Q: Thông tin chi tiết về thí nghiệm tính nén lún của đất186
Phụ lục R: Thông tin chi tiết về thí nghiệm đầm188
Phụ lục S: Thông tin chi tiết về thí nghiệm hệ số thấm của đất190
Phụ lục T: Chuẩn bị mẫu cho thí nghiệm đá192
Phụ lục U: Thí nghiệm phân loại đá194
Phụ lục V: Thí nghiệm độ trương nở của vật liệu đá196
Phụ lục W: Thí nghiệm xác định độ bền của vật liệu đá198
Phụ lục X: Tài liệu tham khảo203

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989