Tác giả | Nguyễn Xuân Huy |
ISBN | 978-604-82-7846-5 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3337-2 |
Khổ sách | 19 x 27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2024 |
Danh mục | Nguyễn Xuân Huy |
Số trang | 164 |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Kết cấu liên hợp là sự phối hợp của hai hay một số dạng kết cấu hoặc vật liệu có những tính năng chịu lực khác nhau, đôi khi là trái ngược nhau, thành một hệ thống có khả năng chịu lực tối ưu. Việc sử dụng các vật liệu riêng sẽ không mang lại tính năng khai thác cao. Chỉ có sự phối hợp của nhiều vật liệu khác nhau thành vật liệu lai hay kết cấu liên hợp có những tính năng khai thác cao như cường độ cao, tính dẻo dai (ductility) cao, tính chống thấm và độ bền cao mới mang lại các cơ hội phát triển mới trong xây dựng. Trong kết cấu liên hợp, lợi thế chịu lực của từng kết cấu hay vật liệu thành phần tiếp tục được phát huy và không có ảnh hưởng bất lợi đến tính năng của các vật liệu hay kết cấu thành phần khác. Kết cấu liên hợp thép bê tông là loại kết cấu sử dụng kết hợp bê tông và các loại thép hình, thép tấm làm việc đồng thời. Với giải pháp kết cấu liên hợp giữa thép và bê tông cốt thép (BTCT), kích thước các cấu kiện sẽ giảm đi đáng kể, dẫn đến giảm được trọng lượng công trình. Bên cạnh đó kết cấu liên hợp này còn có nhiều ưu điểm so với kết cấu BTCT là khả năng chống ăn mòn, chịu lửa tốt, có thể sử dụng phương pháp thi công hiện đại dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Kết cấu liên hợp cũng là dạng kết cấu được ưu tiên sử dụng để phát huy tính năng của các vật liệu cường độ cao và vật liệu tính năng cao trong xây dựng hiện đại. Vì vậy, kết cấu liên hợp được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng giao thông, dân dụng.
Tại Việt Nam, dù kết cấu liên hợp đã được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng dân dụng, giao thông nhưng chưa có tiêu chuẩn tính toán cấp quốc gia cho dạng kết cấu này. Các tính toán, thiết kế vì thế vẫn dựa trên các tiêu chuẩn nước ngoài. Cuốn sách “Tính toán kết cấu liên hợp thép - bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn Eurocode 4” sẽ giới thiệu việc tính toán kết cấu liên hợp thép - BTCT theo tiêu chuẩn châu Âu Eurocode 4. Các cấu kiện cơ bản của kết cấu liên hợp thép - BTCT được trình bày chi tiết về quan niệm và phương pháp tính theo Eurocode 4 kèm theo các ví dụ áp dụng. Cấu trúc cuốn sách gồm 4 chương trong đó TS Nguyễn Hoàng Quân đảm nhiệm Chương 4, PGS. TS Nguyễn Xuân Huy đảm nhiệm các chương còn lại và đóng vai trò chủ biên.
- Chương 1: Tính toán kết cấu sàn liên hợp.
- Chương 2: Tính toán kết cấu dầm liên hợp giản đơn.
- Chương 3: Tính toán kết cấu dầm liên hợp liên tục.
- Chương 4: Tính toán kết cấu cột liên hợp.
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Tính toán sàn liên hợp | |
1.1. Giới thiệu chung | 5 |
1.1.1. Sàn liên hợp | 5 |
1.1.2. Các loại tôn định hình | 6 |
1.1.3. Liên kết thép - bê tông | 7 |
1.1.4. Cốt thép sàn | 8 |
1.1.5. Các quy định về thiết kế | 8 |
1.2. Ứng xử của sàn liên hợp | 8 |
1.2.1. Tương tác giữa bê tông và thép | 9 |
1.2.2. Độ cứng của sàn liên hợp | 10 |
1.2.3. Các dạng phá hoại | 10 |
1.3. Các trạng thái tính toán và tổ hợp tải trọng | 12 |
1.3.1. Giai đoạn thi công | 12 |
1.3.2. Giai đoạn sử dụng | 13 |
1.3.3. Quy định về độ trượt ở đầu nhịp | 14 |
1.4. Tính toán và kiểm tra tôn định hình | 14 |
1.4.1. Phân tích và xác định nội lực | 14 |
1.4.2. Tính toán sức kháng của tiết diện | 15 |
1.4.3. Kiểm tra | 15 |
1.5. Tính toán và kiểm tra sàn liên hợp | 17 |
1.5.1. Phân tích và xác định nội lực | 17 |
1.5.2. Tính toán sức kháng của tiết diện | 18 |
1.5.3. Kiểm tra tại trạng thái giới hạn cường độ | 28 |
1.5.4. Phương pháp liên kết một phần | 28 |
1.5.5. Kiểm tra tại trạng thái giới hạn sử dụng | 30 |
1.6. Nhận xét | 33 |
1.7. Ví dụ áp dụng | 33 |
Chương 2. Tính toán dầm liên hợp giản đơn | |
2.1. Kiểm tra dầm liên hợp theo trạng thái giới hạn phá hoại | 47 |
2.2. Bề rộng có hiệu | 48 |
2.3. Phân loại mặt cắt dầm liên hợp | 49 |
2.3.1. Phân loại bản cánh nén dầm thép | 49 |
2.3.2. Phân loại bản bụng dầm thép | 50 |
2.4. Mô men giới hạn dẻo của các mặt cắt loại 1 hoặc 2 | 51 |
2.4.1. Trường hợp trục trung hòa dẻo nằm trong bản bê tông | 52 |
2.4.2. Trường hợp trục trung hòa dẻo đi qua bản cánh dầm thép | 52 |
2.4.3. Trục trung hòa dẻo nằm trong bản bụng dầm thép | 53 |
2.5. Mô men giới hạn đàn hồi (mặt cắt loại 3) | 54 |
2.5.1. Dầm liên hợp có gối tựa trung gian trong nhà thông thường | 55 |
2.5.2. Dầm liên hợp có gối tựa trung gian đối với nhà công nghiệp | 55 |
2.5.3. Dầm không có gối tựa trung gian trong nhà thông thường | 56 |
2.5.4. Dầm có gối tựa trung gian đối với công trình nhà công nghiệp | 57 |
2.6. Sức kháng cắt - ảnh hưởng đến mô men giới hạn | 58 |
2.7. Neo chống cắt | 59 |
2.7.1. Đại cương | 59 |
2.7.2. Tính toán sức kháng neo | 63 |
2.8. Thiết kế liên kết của dầm đơn giản | 66 |
2.8.1. Trường hợp liên kết tuyệt đối | 66 |
2.8.2. Trường hợp liên kết một phần | 67 |
2.9. Cốt thép đai | 70 |
2.10. Trạng thái giới hạn sử dụng | 72 |
2.10.1. Tính toán độ võng | 72 |
2.10.2. Nứt bê tông | 73 |
2.11. Ví dụ áp dụng | 73 |
Chương 3. Tính toán dầm liên hợp liên tục | |
3.1. Mở đầu | 83 |
3.2. Thiết kế cứng dẻo | 83 |
3.2.1. Phân tích cứng - dẻo | 83 |
3.2.2. Mô men kháng giới hạn dẻo | 84 |
3.2.3. Phân loại tiết diện theo tiêu chuẩn Eurocode 4 | 85 |
3.2.4. Mô men giới hạn tính toán dẻo | 87 |
3.3. Thiết kế đàn hồi | 89 |
3.3.1. Bề rộng có hiệu của bản cánh | 89 |
3.3.2. Sức kháng đàn hồi của tiết diện khi chịu mô men âm | 89 |
3.3.3. Phân bố và phân bố lại mô men uốn | 91 |
3.4. Sức kháng cắt | 92 |
3.5. Sức kháng oằn do xoắn ngang | 93 |
3.5.1. Giới thiệu | 93 |
3.5.2. Kiểm tra đơn giản | 94 |
3.6. Thiết kế liên kết đối với dầm liên tục tiết diện loại 1 và 2 | 95 |
3.6.1. Dầm tiết diện loại 1 | 96 |
3.6.2. Dầm tiết diện loại 2 | 98 |
3.7. Trạng thái giới hạn sử dụng đối với nứt bê tông | 98 |
3.8. Ví dụ áp dụng | 99 |
Chương 4. Tính toán cột liên hợp | |
4.1. Giới thiệu | 127 |
4.2. Phương pháp tính toán | 128 |
4.3. Ổn định cục bộ của lõi thép | 128 |
4.4. Điều kiện áp dụng phương pháp tính toán đơn giản | 129 |
4.5. Sự truyền lực giữa thép và bê tông trong cột liên hợp | 130 |
4.6. Cột liên hợp chịu nén đúng tâm | 131 |
4.6.1. Sức kháng của cột liên hợp chịu nén đúng tâm | 131 |
4.6.2. Tính toán cột liên hợp theo điều kiện ổn định | 133 |
4.6.3. Ví dụ cột liên hợp chịu nén đúng tâm | 136 |
4.7. Cột liên hợp chịu nén uốn đồng thời | 140 |
4.7.1. Sức kháng của cột liên hợp chịu nén và chịu uốn theo một phương | 140 |
4.7.2. Cách xác định sức kháng uốn và sức kháng nén | 142 |
4.7.3. Vị trục trung hòa của một số dạng tiết diện liên hợp. | 143 |
4.7.4. Ảnh hưởng của hiệu ứng bậc hai | 146 |
4.7.5. Ảnh hưởng của lực cắt | 147 |
4.7.6. Sức kháng của cột liên hợp chịu nén và chịu uốn theo một phương | 147 |
4.7.7. Sức kháng của cột liên hợp chịu nén và chịu uốn theo hai phương | 149 |
4.7.8. Ví dụ cột liên hợp chịu nén - uốn | 150 |
Tài liệu tham khảo | 158 |
Chỉ mục | 159 |