Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 8/2008)
4.5
102
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPGS.TS. Tống Trung Tín
ISBN978-604-55-4159-3
ISBN điện tử978-604-355-020-7
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcPGS.TS. Tống Trung Tín
Số trang798
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 2008) là một công trình nghiên cứu được tiến hành quy mô từ nhiều năm trong Chương trình Khảo cổ học 10 năm (từ năm 2000) hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Công trình do PGS.TS. Tống Trung Tín, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) làm chủ biên, với sự tham gia của hơn 30 nhà khảo cổ học và sử học hàng đầu.

Công trình là tập hợp các kết quả nghiên cứu suốt 110 năm từ 1898 đến tháng 8/2008, khi Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính. Năm 1898 là thời điểm thành Hà Nội của vương triều Nguyên bị phá bỏ, những di vật thời Lý - Trần - Lê ở khu vực trung tâm Hà Nội bắt đầu được thu thập nghiên cứu. Đây chính là tổng kết lịch sử của khảo cổ học Hà Nội sau phát hiện đầu tiên từ năm 1896, khi mà người Pháp tiến hành nghiên cứu ngôi mộ gạch Hán ở Cổ Nhuế (Từ Liêm).

Điều đó có nghĩa là lịch sử khảo cổ học Hà Nội được bắt đầu gần như song hành cùng lịch sử khảo cổ học Việt Nam, một lịch sử khá dài với nhiều thời kỳ khác nhau, nhiều thăng trầm khác nhau.

Về kết cấu, ngoài Lời giới thiệu, sách gồm các nội dung:

Chương 1: Vị trí địa lý và lịch sử khảo cổ học Thủ đô Hà Nội trước tháng 8/2008

Chương 2: Khảo cổ học Hà Nội thời đại Đồng thau - Sắt sớm.

Chương 3: Khảo cổ học lịch sử Hà Nội.

Chương 4: Giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích khảo cổ học Hà Nội.

Chương 5: Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích khảo cổ học Hà Nội.

Tiếp theo, sách giới thiệu Bảng thống kê các di tích khảo cổ học Hà Nội phát hiện từ 1898 đến tháng 8/2008 gồm 122 di tích. Cuối cùng là Phụ lục gồm 115 trang ảnh màu giới thiệu các di tích và hiện vật khảo cổ học.

Việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Trước hết, khối tư liệu đồ sộ về khảo cổ học Hà Nội trước năm 1954 hoàn toàn không có hồ sơ khoa học nào để lại. Khối tư liệu từ năm 1954 đến 1998 lưu trữ cũng không thật đầy đủ theo đúng quy định của khảo cổ học. Đầy đủ nhất là tư liệu về khảo cổ học trong 10 năm qua.

Dẫu vậy, Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 2008) cũng giúp chúng ta thấy được phần nào kho di sản vô giá của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, trong đó tiêu biểu là khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long mà từ ngày 01/8/2010 đã trở thành Di sản văn hóa thế giới. Những hiện vật khảo cổ học thu được thực sự là những nhân chứng biết nói một cách trung thực nhất, khách quan nhất. Nó giúp soi tỏ những mảng tối, những góc khuất của lịch sử Thủ đô với hàng nghìn năm tuổi mà lâu nay ta mới chỉ phỏng đoán hoặc đưa ra các giả thuyết do điều kiện hạn chế của tư liệu thành văn.

Xem đầy đủ
MỤC LỤC
Lời Nhà xuất bản          5
Lời giới thiệu    7

Chương I

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ KHẢO CỔ HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRƯỚC THÁNG 8/2008

11
I. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình Hà Nội     11
II. Lịch sử khảo cổ học Hà Nội 17

Chương II

KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI THỜI ĐẠI ĐỒNG THAU - SẮT SỚM

31
I. Các văn hoá tiền Đông Sơn ở Hà Nội           31
1. Thời kỳ văn hoá Phùng Nguyên        31
1.1. Địa điểm Đồng Vông          31
1.2. Địa điểm Đình Tràng          37
1.3. Địa điểm Đình Chiền          50
1.4. Địa điểm Văn Điển 59
1.5. Địa điểm Gò Cây Táo         70
1.6. Địa điểm Ngõa Long          72
1.7. Địa điểm Đàn Xã Tắc         75
1.8. Phát hiện ngẫu nhiên: rìu đá Tương Mai       79
2. Thời kỳ văn hoá Đồng Đậu   80
2.1. Địa điểm Đình Tràng (lớp văn hoá Đồng Đậu)         80
2.2. Địa điểm Tiên Hội (giai đoạn chuyển từ Phùng Nguyên sang Đồng Đậu)     81
2.3. Địa điểm Xuân Kiều           92
3. Thời kỳ văn hoá Gò Mun       101
3.1. Địa điểm Đình Tràng (lớp văn hoá Gò Mun) 101
3.2. Địa điểm Gò Chùa Thông   102
II. Các địa điểm văn hoá Đông Sơn     110
1. Các địa điểm có tầng văn hóa            110
1.1. Địa điểm Đình Tràng (lớp văn hoá Đông Sơn)          110
1.2. Địa điểm Đường Mây.        112
1.3. Địa điểm Bãi Mèn  116
1.4. Địa điểm Đền Thượng        125
1.5. Địa điểm Đa Tốn    138
1.6. Địa điểm Dương Xá            139
1.7. Địa điểm Trung Màu          141
1.8. Địa điểm Gò Chùa Thông   144
2. Các địa điểm phát hiện ngẫu nhiên   145
2.1. Trống đồng Hà Nội 145
2.2. Địa điểm Cầu Vực  146
2.3. Địa điểm Xóm Nhồi           148
2.4. Địa điểm Xóm Hương        149
2.5. Địa điểm Mả Tre    149
2.6. Địa điểm Hà Phong 174
2.7. Địa điểm Hải Bối    174
2.8. Mộ thuyền Nguyệt Áng      174
2.9. Mộ thuyền sông Tô 176
3. Thành Cổ Loa          179
3.1. Kết quả nghiên cứu thành Cổ Loa    179
3.2. Quy mô, cấu trúc, chức năng và niên đại thành Cổ Loa....192
III. Tổng quan khảo cổ học thời đại Đồng thau - Sắt sớm        199
1. Tổng quan vê các di tích tĩên Đông Sơn        199
2. Tổng quan vê các di tích văn hóa Đông Sơn  207

Chương III 

KHẢO CỔ HỌC LỊCH SỬ HÀ NỘI

213
I. Khảo cổ học lịch sử Hà Nội thế kỷ 1 - 10      213
1. Di chỉ cư trú: Địa điểm Đàn Xã Tắc  213
2. Di tích kiến trúc: Địa điểm 18 Hoàng Diệu    218
3. Mộ táng        223
3.1. Mộ táng ở khu di tích Cổ Loa          223
a. Mộ Mạch Tràng        227
b. Mộ Cầu Cả   232
c. Mộ Mả Cơ    235
3.2. Khu vực thành phố Hà Nội  236
a. Mộ Hoàng Mai          236
b. Mộ Khương Trung    241
c. Mộ Nam Thăng Long 243
d. Mộ Chùa Giàn          244
e. Mộ Triều Khúc         246
g. Vài nét về các mộ táng thế kỷ 10 ở địa điểm 18 Hoàng Diệu..252
3.3. Mộ táng ở khu vực khác      252
* Mộ Đa Tốn    252
II. Khảo cổ học lịch sử Hà Nội thế kỷ 11 - 19   254
1. Các di tích kiến trúc và cư trú           254
1.1. Địa điểm Đoan Môn           254
1.2. Địa điểm điện Kính Thiên 2008       268
1.3. Địa điểm Hậu Lâu  273
1.4. Địa điểm Bắc Môn 295
1.5. Địa điểm 5 Hoàng Diệu      304
1.6. Địa điểm 18 Hoàng Diệu     306
1.7. Địa điểm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh         313
1.8. Địa điểm Văn Miếu 316
1.9. Địa điểm 11 Lê Hồng Phong           319
1.10. Khu vực phía Đông điện Kính Thiên          324
1.11. Địa điểm 62 - 64 Trần Phú 328
1.12. Địa điểm Giảng Võ trường 345
1.13. Địa điểm Quần Ngựa        352
1.14. Địa điểm Đàn Xã Tắc        364
1.15. Địa điểm Nam Giao (114 Mai Hắc Đế)      383
1.16. Địa điểm Ngã tư Hàng Đường, Ngõ Gạch  390
1.17. Địa điểm Tràng Tiền Plaza 391
1.18. Địa điểm 47 Hàng Dầu      406
1.19. Địa điểm Chợ Hôm           412
1.20. Địa điểm Đoài Môn (Ủng thành)   415
1.21. Địa điểm Xóm Đồng         424
1.22. Địa điểm Đồng Cổ            426
1.23. Địa điểm Kim Lan 434
1.24. Địa điểm đền chùa bà Tấm 442
1.25. Địa điểm Đức Giang         451
1.26. Địa điểm Cổ Bi     453
1.27. Địa điểm chùa Báo Ân      463
1.28. Địa điểm Hoa Lâm Viên   472
1.29. Địa điểm Long Tửu - Đầu Vè        476
1.30. Địa điểm Xóm Trại Gốm   486
1.31. Địa điểm Gò Guất 494
1.32. Các di tích cự thạch ở huyện Sóc Sơn        503
2. Mộ táng        506
2.1. Mộ quách gô Đình Quán     506
2.2. Mộ quách gô Khuyến Lương           508
2.3. Mộ hợp chất Dương Xá       513
2.4. Mộ hợp chất Cầu Giấy.       515
2.5. Mộ cổ Du Nội        516
2.6. Mộ hợp chất Nhật Tân        519
III. Tổng quan về khảo cổ học lịch sử Hà Nội     524
1. Khảo cổ học lịch sử Hà Nội thếkỷ 1 - 10         524
2. Khảo cổ học lịch sử thếkỷ 11 - 19       528

Chương IV

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HOÁ CỦA CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI

533
I. Hà Nội trong thời kỳ dựng và giữ nước đầu tiên      534
1. Hà Nội trong thời kỳ tiên Đông Sơn  534
2. Hà Nội thời kỳ văn hoá Đông Sơn     542
II. Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử        562
1. Hà Nội thời kỳ 10 thếkỷ sau Công nguyên     562
2. Hà Nội thế kỷ 11 - 19            575

Chương V

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI SẢN KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI

613
I. Thực trạng của công tác bảo tồn các di sản khảo cổ’ học Hà Nội613
II. Kiến nghị một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học  617
1. Những thách thức của việc bảo tồn các di sản khảo cổ.         617
2. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng giải pháp bảo tồn    619
3. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản khảo cổ Hà Nội       620
BẢNG THỐNG KÊ CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI           629
PHỤ LỤC        645
TÀI LIỆU THAM KHẢO       761
MỤC LỤC       791
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989