Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong cộng đồng kinh tế ASEAN và những vấn đề đặt ra
4.5
1895
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảLê Minh Hạnh
ISBNnxbldxh-72
ISBN điện tử978-604-82-3799-8
Khổ sách14,5 x 20,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcLê Minh Hạnh
Số trang220
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Di chuyển lao động là “một xu hướng đã và đang diễn ra giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Việc này đã đem lại những lợi ích to lớn cho cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động” [1, tr.2]. Tại ASEAN, dòng di chuyển lao động nội khối đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia thành viên. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập, các quốc gia thành viên thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn (skilled labour) thông qua các thỏa thuận về công nhận tay nghề tương đương và di chuyển thể nhân; bước đầu cho phép di chuyển lao động có chuyên môn thông qua các Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), tạo thuận lợi cho người lao động tự do làm việc tại các nước thành viên tập trung vào 8 nhóm ngành nghề dịch vụ chuyên môn cao. Thực tế này mở ra cơ hội mới cho người lao động có chuyên môn ở quốc gia này dịch chuyển sang quốc gia khác trong AEC; đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực, cải thiện thu nhập và tích lũy những kinh nghiệm. Số lao động di cư của các nước ASEAN (ước tính khoảng 13-15 triệu người) chiếm tới 9% tổng số lao động di cư toàn cầu, trong đó di chuyển lao động nội bộ khối chiếm 40% (khoảng 5, 9 triệu người) [12, tr.15-16] với những luồng lao động rất khác nhau cả về tri thức, trình độ và nhóm nghề nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia ASEAN, trình độ lực lượng lao động giữa các quốc gia này có khoảng cách tương đối lớn, chênh lệch lớn về năng suất lao động, cơ cấu lao động việc làm có sự khác biệt lớn, sự biến động về dân số, sự phát triển khoa học công nghệ và tự do hoá thương mại, v.v..; bên cạnh đó, so với các loại hình di chuyển lao động trong ASEAN di chuyển lao động có kỹ năng chiếm tỷ lệ rất thấp [12, tr.16]. Lãnh đạo của các nước thành viên Cộng đồng kinh tế ASEAN phải đối mặt với việc giải quyết đầy đủ các vấn đề xã hội bao gồm cả việc di chuyển lao động an toàn, bảo vệ người lao động khỏi nạn bóc lột, tiếp cận đào tạo chuyên môn và đảm bảo các điều khoản về phúc lợi cho người lao động di chuyển; trong khi đó, để từng quốc gia thành viên tích cực tham gia vào di chuyển lao động, vấn đề lợi ích phải được làm sáng tỏ. Đây là những thách thức lớn cho các quốc gia trong AEC thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Danh mục từ viết tắt

7

Danh mục bảng biểu

9

Lời nói đầu

11

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

15

1.1. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

15

1.1.1. Mục tiêu

15

1.1.2. Đối tượng

15

1.1.3. Phạm vi

15

1.1.4. Phương pháp

16

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động

18

có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

 

1.2.1. Các công trình nghiên cứu về lao động, thị trường lao động

18

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về di chuyển lao động

23

1.2.3. Các công trình nghiên cứu về ASEAN, AEC

28

1.2.4. Các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

32

1.3. Một số nhận xét, đánh giá và khoảng trống cần tiếp

 

tục nghiên cứu

37

1.3.1. Một số nhận xét, đánh giá

37

1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu

39

1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

40

1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu

40

1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu

41

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG MỘT CỘNG ĐỒNG KINH TẾ KHU VỰC

43

2.1. Lý luận về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn

43

2.1.1. Một số khái niệm liên quan

43

2.1.2. Các yếu tố tác động đến tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn

53

2.1.3. Khung phân tích của luận án

60

2.2. Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trên thế giới

61

2.2.1. Nhu cầu về lao động có chuyên môn trên thị trường lao động quốc tế

61

2.2.2. Chính sách đối với lao động có chuyên môn ở một số quốc gia

64

2.2.3. Xu hướng di chuyển lao động có chuyên môn trên thế giới

70

2.2.4. Các quy định, cam kết quốc tế về di chuyển lao động

75

Chương 3: THỰC TRẠNG TỰ DO HÓÁ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONg CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

83

3.1. Khái quát Cộng đồng kinh tế ASEAN

83

3.1.1. Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN

83

3.1.2. Mục tiêu phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN

84

3.1.3. Các trụ cột chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và tiến độ thực hiện các trụ cột chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

87

3.2. Tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

89

3.2.1. Nhu cầu tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

89

3.2.2. Cơ sở pháp lý cho tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

90

3.2.3. Thực tiễn thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

96

3.3. Đánh giá chung về thực hiện tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

115

3.3.1. Những kết quả đạt được

115

3.3.2. Những tồn tại

127

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

130

Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ  ĐẶT RA VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNg ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

141

4.1. Những vấn đề đặt ra cho các quốc gia thực hiện tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

141

4.1.1. Những vấn đề đặt ra về kinh tế

141

4.1.2. Những vấn đề đặt về văn hóa, chính trị, xã hội

145

4.2. Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

148

4.2.1. Những cơ hội cho Việt Nam trong thực hiện các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

148

4.2.2. Những thách thức đối với Việt Nam trong thực hiện các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

155

4.3. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam nhằm thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

166

4.3.1. Định hướng để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

166

4.3.2. Một số giải pháp để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

168

Kết luận

181

Phụ lục

185

Danh mục công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu

207

Danh mục tài liệu tham khảo

208

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4970