Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Thần tích Hà Nội
4.5
116
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Thị Oanh
ISBN978-604-55-4143-2
ISBN điện tử978-604-355-013-9
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcNguyễn Thị Oanh
Số trang722
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Thăng Long xưa - Hà Nội nay còn lưu giữ hàng trăm thần tích; trên mảnh đất này, những di sản đình, đền, miếu mạo bền bỉ song hành với cuộc sống hiện đại. Người Hà Nội ngày nay dường như vẫn còn tìm một mối hòa đồng với thế giới tâm linh, thấy ở đó tiềm ẩn một năng lượng vô hình hữu hiệu. Đúng như lời Tựa sách Lĩnh Nam chích quái nhận định:“Lĩnh Nam liệt truyện há có phải chỉ riêng khắc vào đá viết vào tre mới là quý hơn ở bia miệng đâu? Từ đứa bé hôi sữa đến cụ già bạc tóc đều truyền tụng để tỏ lòng yêu dấu để tỏ ý chê trách thì tất là có quan hệ đến cương thường, phong hóa, sự bổ ích há lại nhỏ bé ư”. Vì thế, việc sưu tầm, giới thiệu, dịch thuật thần tích Thăng Long - Hà Nội mang một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ cung cấp tư liệu để nghiên cứu về các lĩnh vực lịch sử, văn học, tôn giáo, dân tộc... mà còn giúp giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho các thế hệ trẻ và để chúng ta hiểu thêm về mảnh đất Kinh đô xưa - Thủ đô nay linh thiêng và hào hoa đến nhường nào.

Thần tích là loại hình văn bản quen thuộc trong hệ thống tư liệu Hán Nôm ở làng Việt Nam, thường được viết bằng chữ Hán ghi lại lai lịch, công trạng của các vị thần do người dân phụng thờ tại các đình, đền, miếu, nghè và trở thành “biểu tượng của tiến trình lịch sử mà ký ức cộng đồng còn lưu giữ được”. Theo thống kê, ở Hà Nội hiện còn lưu giữ một lượng lớn các thần tích với nội dung khá phong phú và đa dạng. Sự tích của các thần ở mỗi địa phương tuy được ghi chép khác nhau nhưng đều tựu chung ở điểm là những vị có công với nước, khi mất đi được dân làng thờ cúng, được nhà nước ban cấp sắc phong và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Sự tích các thần gắn với việc thờ cúng tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng lại gắn với ý thức tôn vinh kỳ tích của cha ông trong quá khứ. Chính vì những lẽ ấy, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, tuyển dịch, chú giải về thần tích Hà Nội.

Trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, được xuất bản năm 2010, cuốn sách “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập thần tích” do PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí và PGS.TS. Nguyễn Văn Thịnh chủ trì thực hiện là công trình đồ sộ tập trung tuyển chọn, dịch thuật thần tích Hà Nội trên một không gian rộng lớn gồm khắp 29 quận huyện trong thành phố với trục thời gian kéo dài theo suốt tiến trình lịch sử của Thăng Long, Hà Nội.

Kế thừa công trình của các tác giả đi trước và một phần công trình cấp Viện do cán bộ phòng Văn bản Lịch sử - Địa lý Viện Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện từ năm 2008 - 2010, cuốn sách “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Thần tích Hà Nội” do PGS.TS. Nguyễn Thị Oanh chủ trì là một công trình khảo cứu công phu, tuyển chọn 70 thần tích và bản kể sự tích viết bằng chữ Hán, chữ Nôm được chép trong 33 văn bản thần tích của huyện Hoàn Long, Hà Nội (chủ yếu thuộc 4 quận nội thành: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và trung tâm Hà Nội - quận Hoàn Kiếm) và tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm mang ký hiệu AE. hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Cuốn sách không chỉ dịch thuật, giới thiệu mà đã phân loại và làm nổi bật đặc điểm giá trị của thần tích Hà Nội như thần tích quan phương và bản ghi chép sự tích các thần ở địa phương. Bên cạnh đó công trình còn đi sâu làm rõ đặc điểm của thần tích Thăng Long - Hà Nội từ quá trình sao chép, niên đại, tác giả, trữ lượng, giúp người đọc hiểu rõ về quá trình văn bản hóa thần tích và việc thờ cúng bách thần ở các địa phương thuộc Thăng Long - Hà Nội.

Xem đầy đủ
MỤC LỤC
Lời Nhà xuất bản        5
Đôi lời giới thiệu        7

Phần thứ nhất

NGHIÊN CỨU - GIỚI THIỆU

9
I. Thần tích Hà Nội - đặc điểm, số lượng, giá trị   9
1. Thần tích Hà Nội - đặc điểm, số lượng      10
2. Giá trị của thần tích Hà Nội           24
II. Tín ngưỡng thành hoàng qua thần tích Hà Nội           29

1. Khái quát về thành hoàng và tín ngưỡng thành hoàng ở

Trung Quốc     

30
2. Thành hoàng và tư liệu về thành hoàng ở Việt Nam          33
3. Về thần tích thành hoàng Hà Nội   40

Phần thứ hai

TUYỂN TẬP THẦN TÍCH

49
THẦN TÍCH HUYỆN HOÀN LONG50
1. Thần tích phường Bạch Mai       51

(1). Phả ghi chép vê Linh Lang Đại vương, hoàng tử của vua

Lý Thánh Tông           

52

 

2. Thần tích xã Cơ Xá          60
(2). Phả ghi chép vê vị đại vương công thần của Trưng Vương61
(3). Ngọc phả của bốn vị Nam Hải thánh nương       72
3. Thần tích trại Đại Yên     83
(4). Ngọc phả ghi chép vê một vị công chúa vốn là công thần khai quốc triêu Lý họ Việt Thường, có công lao lớn đáng được gia phong thần tước, được ban mỹ tự 84
4. Thần tích làng Đông Xá   92
(5). Ngọc phả thần tướng Bảo Hựu Đại vương, Quý Minh Đại vương, danh tướng công thần của Duệ Vương triêu Hùng, họ Việt Thường 93
5. Thần tích trại Giảng Võ   123
(6). Ngọc phả ghi chép vê Thánh mẫu phu nhân anh linh Quản chưởng quốc khố họ Lý triêu Trần nước Nam Việt    124
6. Thần tích Hàm Long, Hà Nội (huyện Thọ Xương)       148
(7). Điển thờ Long thần giáng thế, Phù quốc uy linh thời vua Duệ Vương triêu Hùng nước Nam Việt     149
7. Thần tích xã Hoàng Mai  174
(8). Ghi chép bí mật của làng Cổ Mai 175
8. Thần tích phường Hồ Khẩu        186
(9). Sự tích dương thần (nam thần)187
(10). Sự tích âm thần (nữ thần)190
9. Thần tích xã Khương Trung       194
(11). [Minh Lương Đại vương, Quang Hiển Đại vương]      195
10. Thần tích thôn Kim Mã  204
(12). Ngọc phả về Phùng Đại vương  205
(13). Ghi chép về thần Linh Lang      215
(14). Ghi chép riêng về Thủy chúa     220
(15). Ghi chép riêng về Linh Lang vương      222
(16). Sự tích về Uy Linh Đại vương triều Lý 223
11. Thần tích xã Mai Động  228
(17). Ngọc phả về một vị đại vương triều Trưng Nữ Vương 229
12. Thần tích trại Nam Đồng           238
(18). [Lý Thường Kiệt]          239
13. Thần tích phường Nghi Tàm     246
(19). [Sự tích ba vị thủy thần]            247
(20). Thái sư người nước Lỗ  247
(21). Thần Công chúa Quỳnh Hoa Đoan Trang         248
(22). Đại vương Cương Nghị triều An Dương Vương           249
14. Thần tích trại Ngọc Hà  253
(23). Ngọc phả ghi chép về vị công chúa họ Việt Thường, triều Trần có công lao giúp nước, được ban tặng thêm thần tước linh ứng 254
15. Thần tích xã Ngọc Xuyên262
(24). Ngọc phả ghi chép về hai vị đại vương thuộc họ Việt Thường, làm khai quốc công thần triều Lý, rất có công lao, được gia phong tước thần, linh ứng khả phong)   263

(25). Ngọc phả ghi chép về một vị công chúa họ Việt Thường là công thần phụ quốc triều Lê, có công lớn được gia

phong tước linh ứng   

268
16. Thần tích phường Nhược Công 280
(26). Ngọc phả ghi chép về hai vị trung thần triều Lý nước Nam Việt là Công Bạc Đại vương và Nghĩa Phụ Thụ La công chúa 281
17. Thần tích xã Nội Châu   307
(27). Ngọc phả ghi chép về hai vị đại vương là công thần khai quốc triều Lý họ Việt Thường có công lao lớn được ban thêm thần tước linh ứng             308
(28). [Sự tích Phương Nương]           313
18. Thần tích xã Phương Liệt          320
(29). Phả ghi chép về ba vị vương triều Đinh Tiên Hoàng;phụ chép thêm một vị  321
19. Thần tích phường Quảng Bá     340
(30). Phả ghi chép về Phùng Đại vương ở Đường Lâm         341
(31). Ghi chép về Phùng Thái phó     346
(32). Ghi chép về Từ Tống Quản       347
20. Thần tích xã Tam Lạc    355
(33). [Tản Viên Sơn thánh]    356
21. Thần tích xã Tàm Xá     391
(34). Ngọc phả ghi chép về 4 vị công thần triều Hùng Duệ Vương) 392
22. Thần tích phường Thịnh Hào   409
(35). Ghi chép về Phùng Vương ở Đường Lâm         412
(36). Phả về Cao Sơn Đại vương        418
Đính chính chỗ nghi ngờ        427
23. Thần tích thôn Thịnh Quang     439
(37). Thượng thư Tri điện bách thần Bộ Lễ triều Lê phụng sao ngọc phả xưa truyền lại) 440
24. Thần tích thôn Thổ Quan          446
(38). Bản phả chính của Thần 447
25. Thần tích trại Thủ Lệ     452
(39). Linh Lang Đại vương    453
(40). Ghi chép về Linh Lang vương triều Lý 454
(41). Phụ chép về Linh Lang vương   461
26. Thần tích phường Trích Sài      468
(42). [Ghi về điều lạ của gia đình họ Mục]    469
(43). Phả thiêng về ba vị công chúa   483
(44). Phả thiêng về Lượng Quốc công           489
27. Thần tích xã Vĩnh Tuy   508
(45). [Nha Cát Đại vương, Nguyệt Nga công chúa]  509
28. Thần tích phường Xã Đàn         515
(46). Mục lục ngọc phả cổ truyền về Bảo Hoa công chúa Đại vương, công chúa triều Trần   516
29. Thần tích thôn Xuân Biểu526
(47). Ngọc phả ghi chép về vị đại vương thứ nhất là công thần triều Lý họ Việt Thường giúp nước, công lao lớn được gia phong thần tước linh ứng      527
30. Thần tích xã Yên Lãng   535
(48). Ghi chép về sự tích Từ Đạo Hạnh         536
31. Thần tích phường Yên Phụ       556
(49). Phả ghi chép về thần Uy Linh Lang ở Yên Trì 557
32. Thần tích phường Yên Thái      566
(50). [Vũ Phục]           567

THẦN TÍCH HUYỆN TỪ LIÊM, TỔNG DỊCH VỌNG

(AE.a2/60)

574
33. Xã Dịch Vọng Tiền, tổng Dịch Vọng574
(51). Ngọc phả ghi chép về vị đại vương công thần triều Lý, họ Việt Thường575
(52). Ngọc phả về vị công chúa và hoàng tử đại vương là bậc công thần khai quốc triều Lý, họ Việt Thường, công lao to lớn được ban thần tước linh ứng586
(53). Ngọc phả về vị đại vương là công thần triều Đinh họ Việt Thường, có công lao được gia phong thần tước linh ứng593
(54). Ngọc phả về vị đại vương công thần triều Lý, họ Việt Thường, giúp nước tỏ rõ linh ứng được gia phong thần tước598
34. Giáp Tăng Phúc, xã Dịch Vọng Tiền    604
(55). [Độ bảo Ninh quốc]       605
35. Xã Dịch Vọng Trung, tổng Dịch Vọng 608
(56). Thượng thư Quản giám Tri điện bách thần Bộ Lễ, triều Lý phụng sao ngọc phả cổ truyền           

609

 

(57). Ngọc phả ghi chép về Đại vương Thành hoàng Chu Lý ...615
36. Xã Đoài Môn, tổng Dịch Vọng   621

(58). Ngọc phả ghi chép về vị đại vương triều Lý, họ Việt

Thường, giúp nước có công lao lớn, được phong thần tước linh ứng            

621
37. Xã Nghĩa Đô, thôn Tiên Thượng, tổng Dịch Vọng      627
(59). Sự tích về vị phúc thần Hiển thánh Uy linh      627
38. Xã Nghĩa Đô, thôn Trung Nha  634

(60). Ghi chép ngọc phả vị đại vương là công thần triều Lê họ

Việt Thường, có công lao giúp nước, được gia phong thần tước linh ứng            

634
39. Xã Nghĩa Đô, trang Nghĩa Đô, tổng Dịch Vọng           640
(61) Ghi chép về hai vị công chúa      640

40. Xã Nghĩa Đô, thôn Vạn Long, thôn An Phú, tổng Dịch

Vọng   

645
(62). [Sự tích Nguyễn Bông]  646
41. Xã Trung Kính, thôn Thượng, thôn Hạ           648
(63). Ghi chép ngọc phả về vị Ô Châu, Châu trưởng Quốc vương Đại thần, dòng họ Việt Thường    649
(64). Phả ghi chép về sự tích vị hậu thần       656
42. Xã Yên Quyết Hạ, tổng Dịch Vọng       664
(65). Sự tích đền thiêng Diêm La Đại vương 665
(66). Phả ký Linh Từ Hoàng hậu phu nhân    666
(67). Ghi chép về Linh Từ Cao Sơn Đại vuơng         667
(68). Tích xua về Mộc Đức Tinh quân Đại vuơng linh thiêng...668
(69). Phả ký về Hiển linh Đại tuớng quân      669
43. Xã Đạo Tú, tổng Đạo Tú            673

(70). Ngọc phả về Đại vuơng Thiên gia đại hoàng đế Thiên

Bồng Quang chiếu triều Hùng nuớc Việt Thuờng     

674
PHỤ LỤC691
Danh mục thần tích Hà Nội tuyển dịch          690
Bảng thống kê các vị thần thành hoàng          698
Danh mục thần tích Hà Nội gồm 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Hoàn Long, Thanh Trì, Từ Liêm (Luu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm)             703
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4980