Tác giả | PGS.TS Vũ Văn Quân |
ISBN | 978-604-55-4275-0 |
ISBN điện tử | 978-604-355-048-1 |
Khổ sách | 16 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | PGS.TS Vũ Văn Quân |
Số trang | 726 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Đối với giới sử học, địa bạ là nguồn tài liệu có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện. Với các thông tin phong phú về đất đai, địa bạ là bức tranh khá toàn diện về đời sống xã hội Việt Nam ở cả nông thôn và đô thị trong nửa đầu thế kỷ XIX với những nội dung về cảnh quan, quy hoạch không gian, quan hệ ruộng đất, tình hình sản xuất, canh tác của từng đơn vị hành chính cơ sở... Tuy nhiên, việc tổ chức dịch thuật, biên soạn địa bạ không hề đơn giản bởi khối lượng văn bản hết sức đồ sộ. Thêm vào đó, do đặc thù loại hình tư liệu, sách địa bạ không thể tuyển chọn như các loại sách tư liệu khác (hương ước, văn khắc, thần tích.) mà phải xuất bản toàn văn theo từng đơn vị hành chính mới phát huy hết giá trị về nghiên cứu.
Hạng mục Điều tra, sưu tầm tư liệu văn hiến Thăng Long, một nội dung trọng tâm của Dự án Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, đạt thành quả là hàng trăm ngàn trang tư liệu quý thuộc các thể loại địa chí, hương ước, văn khắc, thần tích, địa bạ. đã góp phần làm phong phú thêm kho dữ liệu về văn hiến Thăng Long. Từ nguồn tư liệu này, ở giai đoạn I của Dự án Tủ sách, nhiều đầu sách tư liệu có giá trị được biên soạn và xuất bản như Tuyển tập Địa chí (3 tập), Tuyển tập Hương ước tục lệ, Tuyển tập Văn khắc Hán Nôm, Tuyển tập Thần tích... Riêng bộ sách Địa bạ cổ Hà Nội - Huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận (2 tập) xuất bản ở giai đoạn I mới chỉ bao gồm địa bạ khu vực trung tâm thành phố, chủ yếu ở các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng trong phạm vi 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời phong kiến. Ở giai đoạn II này, PGS.TS. Vũ Văn Quân cùng các cộng sự đã tổ chức biên soạn, dịch thuật bộ sách Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội. Bộ sách được xuất bản gồm 10 đầu sách, mỗi đầu sách tương đương với một huyện ở thời điểm lập địa bạ (1805), đó là:
- Địa bạ huyện Chương Đức
- Địa bạ huyện Đan Phượng, 2 tập
- Địa bạ huyện Gia Lâm, 2 tập
- Địa bạ huyện Hoài An
- Địa bạ huyện Phú Xuyên, 2 tập
- Địa bạ huyện Phúc Thọ
- Địa bạ huyện Sơn Minh, 2 tập
- Địa bạ huyện Thanh Oai, 2 tập
- Địa bạ huyện Thanh Trì, 2 tập
- Địa bạ huyện Thượng Phúc, 2 tập
Với 10 đầu sách gồm 17 tập, dung lượng trên 15.000 trang in được xuất bản lần này mà nội dung bao gồm gần như toàn văn địa bạ của từng huyện, chúng tôi tin tưởng bộ sách sẽ là tài liệu tham khảo quý giá cho các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học từ sử học, kinh tế học đến văn hóa học, ngôn ngữ học, địa danh học, văn tự học... Chúng tôi hy vọng bộ sách cũng hữu ích cho giới chức lãnh đạo trong việc hoạch định các chính sách về quản lý và sử dụng đất đai, một trong những lĩnh vực hết sức nóng bỏng, được cả xã hội quan tâm trong tình hình hiện nay.
MỤC LỤC | |
VI. TỔNG LA PHÙ | 5 |
1. Xã Gia Phúc | 6 |
2. Xã Hoành Phúc | 26 |
2.1. Thôn Đình Tổ | 26 |
2.2. Thôn Lộc Dư | 43 |
3. Xã La Phù | 62 |
4. Xã La Uyên | 95 |
5. Xã Phác Động | 107 |
6. Xã Thượng Phúc | 116 |
VII. TỔNG PHƯỢNG DỰC | 131 |
1. Xã Đồng Quan | 132 |
2. Xã Phú Hoa | 142 |
3. Xã Phù Bật | 155 |
4. Xã Phượng Dực | 170 |
5. Xã Tiên Động | 191 |
6. Xã Trình Viên | 193 |
7. Xã Xuân La | 210 |
VIII. TỔNG THUY PHÚ | 222 |
1. Xã Duyên Trang | 223 |
2. Xã Duyên Yết | 234 |
3. Xã Đại Gia | 249 |
4. Xã Lật Dương | 260 |
5. Xã Thụy Phú | 278 |
IX. TỔNG THƯỢNG HỒNG | 289 |
1. Xã Thượng Hồng | 290 |
2. Thôn Miêu Quán | 311 |
3. Xã Trát Cầu | 321 |
4. Xã Yên Phúc | 343 |
X. TỔNG TÍN YÊN | 368 |
1. Xã Đông Duyên | 369 |
2. Thôn Hà Vĩ | 385 |
3. Xã Lưu Khê | 395 |
4. Xã Tín Yên | 409 |
XI. TỔNG TRIỀU ĐÔNG | 433 |
1. Xã Liễu Viên | 434 |
2. Xã Nghiêm Xá | 454 |
3. Xã Triều Đông | 472 |
4. Xã Yên Cốc | 516 |
XII. TỔNG VẠN ĐIỂM | 535 |
1. Xã Do Lễ | 536 |
2. Xã Địa Mãn | 558 |
3. Xã Hoàng Xá | 578 |
4. Xã Nhân Vực | 619 |
15. Xã Vạn Điểm | 636 |
SÁCH DẪN | 672 |