Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu là một tác giả văn học quan trọng với dấu ấn để lại ở rất nhiều thể loại và gần như ở thể loại nào ông cũng có những nét độc đáo riêng. Sự độc đáo ở đây không chỉ xuất phát từ sự độc đáo của tài năng, cá tính sáng tạo mà còn ở vị trí độc đáo của ông trong sự phát triển của văn học dân tộc. Ông là dấu gạch nối giữa văn chương Hán Nôm truyền thống và văn chương Quốc ngữ hiện đại, giữa Nhà nho tài tử, văn nhân truyền thống và nhà văn, nhà báo hiện đại, là nhịp cầu gắn bó hai thời đại văn học lớn trong lịch sử văn học dân tộc. Gần ba mươi năm cầm bút, Tản Đà để lại một sự nghiệp văn chương trước thuật không quá đồ sộ về số lượng nhưng lại rất phong phú, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Mặc dù là một nhà văn ham du lịch, đi nhiều, cuộc sống nhiều phiêu bạt nhưng những chặng quan trọng nhất trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tản Đà là gắn với Hà Nội, ông cũng có nhiều đóng góp cho văn hóa Hà Nội nói chung.
Với vị trí quan trọng, đặc biệt của ông trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, đã có nhiều công trình tuyển tập thơ văn Tản Đà được thực hiện. Đặc biệt, năm 2002, "Toàn tập Tản Đà" (5 tập) đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương, con trai ông, thực hiện một cách hết sức công phu. Tuy nhiên, vì ở dạng toàn tập thâu lượm tất cả những trước tác hiện còn của Tản Đà nên công trình có phần tản mạn, không cho thấy được những điểm nhấn, những tác phẩm (hoặc trích đoạn) tinh hoa tiêu biểu cho phong cách Tản Đà. Cùng với đó, "Tản Đà về tác giả tác phẩm" là tư liệu tham khảo cung cấp các bài bình luận nghiên cứu chính về Tản Đà, song vì chỉ tập hợp các bài viết nên soạn giả cuốn sách không trích tuyển các sáng tác tiêu biểu của Tản Đà. Một số công trình khác hoặc tập trung nghiên cứu một lĩnh vực sáng tác của Tản Đà, hoặc một đặc trưng của văn nghiệp ông hoặc tuyển lựa ngắn gọn một số tác phẩm và lời bình về Tản Đà... vì vậy không đưa ra được một hình dung đầy đủ về tác gia văn học này. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có một công trình công phu, đủ sức bao quát văn nghiệp và cuộc đời của thi sĩ Tản Đà. "Tuyển tập Tản Đà" do GS.TS. Trần Ngọc Vương (chủ biên) được ra đời chính là nhằm đáp ứng yêu cầu ấy.
Cuốn sách tiếp nối tập 1 với các phần về:
3.2. Kinh Thi | 5 |
Lệ dịch Kinh Thi | 5 |
Bài tựa tập truyện Kinh Thi | 7 |
Sáu nghĩa trong Kinh Thi | 10 |
Quốc phong thứ nhất | 13 |
Chu Nam nhất chi nhất | 14 |
Thiệu Nam nhất chi nhị | 43 |
Bội nhất chi tam | 71 |
Dung nhất chi tứ | 132 |
Vệ nhất chi ngũ | 160 |
3.3. Liêu trai chí dị | 190 |
Tựa | 190 |
Tiểu truyện tác giả Bồ tiên sinh | 191 |
Tự chí | 193 |
Các lời giãi tỏ trong việc dịch | 198 |
Đề từ của Vương Ngư Dương tiên sinh | 199 |
Thi Thành hoàng | 199 |
Bức vách vẽ | 201 |
Đạo sĩ núi Lao | 203 |
Hô gả con gái | 206 |
Kiêu Na | 208 |
Diệp sinh | 215 |
Vương Thành | 218 |
Thanh Phượng | 224 |
Ông quan Phán họ Lục | 229 |
Anh Ninh | 236 |
Người học trò huyện Phượng Dương | 246 |
Ông quan bé | 250 |
Ông lão họ Chúc | 251 |
Người con gái hiệp | 252 |
Đổng sinh | 258 |
Bạn rượu | 262 |
Liên Hương | 263 |
Cô Bảo | 275 |
Động núi Tra Nha | 280 |
Con hổ ở Triệu Thành | 282 |
Đấng vương giả | 283 |
Trần Vân Thê | 286 |
Chức Thành | 294 |
Trúc Thanh | 299 |
Nhạc Trọng | 303 |
Hương Ngọc | 309 |
4. Suy tưởng và bình luận văn học | 319 |
4.1. Nhàn tưởng | 319 |
4.2. Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện | 323 |
Tựa | 323 |
Nguyễn Du tiên sinh tiểu truyện | 324 |
Mấy lời nói về thể lệ trong quyển | 325 |
Vương Thúy Kĩêu chú giải tân truyện | 327 |
4.3. Một số bài bình luận văn học trên báo chí. | 481 |
Văn hay | 481 |
Mối cảm tưởng vê thơ ca của nước ta | 485 |
Phong trào thơ mới muốn cùng ai trong bạn làng thơ | 494 |
Cùng các bạn làng thơ | 497 |
Câu chuyện nói vê thơ: tính chất của thơ | 501 |
Tính chất của thơ (tiếp) | 505 |
Một chữ trong nghề thơ | .508 |
Bàn về bài “Vịnh cái cây ở bên đường phố Hà Nội” | 511 |
Bàn về bài “Buổi chĩêu sang đò” | 513 |
Bàn vê bài “Sinh con giai” | 515 |
Bàn về câu “Lòng bố thân con đất nước ta” | 519 |
Bàn về bài “Thuật hoài” | 522 |
Văn Hoa tiên và văn Kiều | 524 |
PHỤ LỤC | 528 |
Phụ lục 1: Tản Đà thực phẩm (Những món ăn của thi sĩ Tản Đà) - Nguyễn Tố | 528 |
Phụ lục 2: Hồi ức, kỷ niệm về Tản Đà | 588 |
Chén rượu vĩnh biệt - Nguyễn Tuân | 588 |
Tản Đà, một kiêm khách - Nguyễn Tuân | 595 |
Tản Đà ở Nam Kỳ - Ngô Tất Tố | 602 |
Tản Đà tửu điếm - Nguyễn Nhất Lang | 606 |
Một tháng với Tản Đà - Lâm Tuyền Khách | 613 |
Vài truyện vui về thi sĩ Tản Đà - Khái Hưng | 620 |
Tìm về kỷ niệm uống rượu với Tản Đà - Đinh Hùng | 623 |
Khí tiêt một nhà văn - Nguyễn Văn Phúc | 630 |
Phụ lục 3: Niên biểu Tản Đà | 634 |
Thư mục tài liệu tham khảo | 639 |