LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Ở giai đoạn I của Dự án Điểu tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, cuốn sách chuyên khảo “Tư liệu các Công ty Đông An Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII” của PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn được xuất bản trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm 'Thăng Long - Hà Nội (năm 2010). Sách không chỉ được độc giả đón nhận nồng nhiệt mà còn thu hút được sự quan tâm đặc biệt từ giới nghiên cứu sử học, văn hóa học, văn bản học... trong và ngoài nước bởi những thông tin sử học mới chưa từng được công bố cho đến thời điểm đó. Ý nghĩa hơn nữa, tại các trường đại học và viện nghiên cứu trong nước, nhiều khóa luận cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ chuyên ngành lịch sử, văn hóa học... đã sử dụng cuốn sách như nguồn tài liệu khảo cứu chính cho các đề tài nghiên cứu khác nhau về Thăng Long - Kẻ Chợ và Đàng Ngoài thế kỷ XVII.
Mặc dù ấn phẩm năm 2010 đã khẳng định được giá trị, chúng tôi nhận thấy nguồn tư liệu còn có thể phát huy nhiều hơn nữa tiềm năng, nhất là từ góc độ giá trị sử liệu.
Ở giai đoạn II của Dự án Tủ sách, Nhà xuất bản đã phối hợp cùng PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn tổ chức khảo sát, sưu tầm bổ sung trên 300 trang tư liệu của các thương điếm Anh tại Đài Loan, Bantam (Indonesia), Madras (Ấn Độ), Ayutthaya (Xiêm). Những tư liệu này hầu hết là những báo cáo thương mại hoặc thư từ trao đồi tình hình buôn bán giữa các thương điếm với nhau cùng những công văn quan hệ giữa các giám đốc thương điếm ở Đài Loan, Xiêm, Ấn Độ... với triều đình Lê - Trịnh. (Nguồn tư liệu này không chỉ góp phần bổ chú cho khối tư liệu của thương điếm Anh ở Phố Hiến và Kẻ Chợ mà còn cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình kinh đô cũng như toàn thể vương quốc Đàng Ngoài trong những năm sổ sách của thương điếm Kẻ Chợ bị thất lạc, nhất là giai đoạn khuyết thiếu tài liệu thương điếm từ 1683-1693.
Trên cơ sở toàn bộ khối tài liệu thu thập được, tác giả Hoàng Anh Tuấn tiếp tục mở rộng nghiên cứu, hệ thống hóa tư liệu, lược dịch để biên soạn cuốn Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ân Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697). Cuốn sách gồm 2 phần chính:
Phần thứ nhất “Vài nét về hoạt động của thương điếm Anh ở Kẻ Chợ
Phần thứ hai “Trích lược nhật ký thương điếm Anh ỏ Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697)”: trích lục thông tin được trình bày theo trật tự niên đại, dựa vào kết cấu phân loại và sắp xếp tư liệu của Thư viện Quốc gia Anh.
Ngoài ra 6 phụ lục (124 trang) kế thừa những khảo cứu chuyên sâu của tác giả trong nhiều năm qua, cung cấp nhiều thông tin thú vị về bối cảnh và hoạt động của Công ty ĐôngAn Anh tại Đông Nam Á trongcphần lớn thế kỷ XVII.
Qua lần xuất bản này, Nhà xuất bản xin giới thiệu đôi nét về tác giả cuốn sách. PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn từng lưu học 5 năm tại Hà Lan trong khuôn khổ các chương trình thạc sỹ và tiến sỹ, khảo cứu tư liệu lưu trữ để nghiên cứu quan hệ Đàng Ngoài - Hà Lan thế kỷ XVII. Trong thời gian học tập ở Hà Lan, tác giả may mắn trở thành thực tập sinh tại Đại học Luân Đôn để nghiên cứu khối tư liệu của Công ty Đông Ân Anh liên quan đến Đàng Ngoài đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Anh. 'Tính đến nay, tác giả đã có gần 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ thương mại và bang giao giữa Vương quốc Đàng Ngoài với các Công ty Đông Ẩn châu Ẩu trong các thế kỷ XVI- XVIII. Sau khi hoàn thành chương trình lưu học tại Hà Lan, tác giả có cơ hội tham gia nhiều đợt nghiên cứu và thỉnh giảng tại Hoa Kỳ (Đại học Montana) và Cộng hòa Liên bang Đức (Đại học Frankfurt), góp phần định hình hướng nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử giao thương quốc tế của Việt Nam thời kỳ tiền cận đại. Và cũng chính PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn, với sự tin tưởng của Nhà xuất bản Hà Nội, là người trực tiếp được giao tổ chức sưu tầm và khai thác khối tư liệu trên 1 vạn trang của các Công ty Đông An Hà Lan và Anh, một kho báu thực sự, hứa hẹn tiềm năng to lớn để tiếp tục mở rộng khai thác trong tương lai.
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI
Lời Nhà xuất bản Một số hình minh họa Mở đầu | 5 7 11 |
Phần thứ nhất: THƯƠNG ĐIẾM ANH ở KẺ CHỢ - ĐÀNG NGOÀI (1672 - 1697) | |
I- Công ty Đông An Anh và chiến lược Đông A cuối thập niên | 19 |
II-Khởi đầu khó khan ở Đàng Ngoài (1672-1682) | 22 |
III-Thời kỳ hoạt động cầm chừng của thương điếm Đàng Ngoài (1682-1692) | 38 |
IV-Những năm tháng khốn cùng và quyết định đóng cửa thương điếm Kẻ Chợ (1693-1697) | 43 |
V-Kết Luận | 58 |
Phần thứ hai NHẬT KÝ THƯƠNG DIÊM anh ở kẻ chợ - ĐÀNG NGOÀI
| |
I-Nhật ký thương điếm (25/6/1672-24/11/1672 | 65 |
II-Nhật ký thương điếm (13/12/1672-28/6/1676) | 114 |
III-Nhật ký thương điếm (29/6/2676-16/6/1677) | 179 |
IV- Nhật ký thương điếm (6/7/1677-24/6/1678) | 204 |
V- Nhật ký thương điếm (2/7/1678-28/5/1679) | 220 |
VI- Nhật ký thương điếm (1/6/1679 - 31/5/1680) | 245 |
VII- Nhật ký thương điếm (20/12/1681 - 28/7/1682) | 268 |
VIII- Nhật ký thương điếm (29/7/1682 - 26/8/1683) | 282 |
IX- Nhật ký thương điếm (13/5/1693 - 29/7/1697) | 307 |
X- Nhật ký thương điếm (29/7/1697 - 30/11/1697) | 508 |
THE ENGLISH FACTORY IN TONKIN, 1672 - 1697 | 530 |
PHỤ LỤC | |
- Phụ lục I- Vua Lê - Chúa Trịnh ỏ Đàng Ngoài thế kỷ XVII | 577 |
- Phụ lục II- Giám đốc thương điếm Anh ở Đàng Ngoài (1672 - 1697) | 578 |
- Phụ lục III- Danh mục tàu của Công ty Đông An Anh đến Đàng Ngoài (1672 - 1697) | 579 |
- Phụ lục IV- Một số’ đơn vị đo lường và thuật ngữ | 580 |
- Phụ lục V- Công ty Đông An Anh: Quá trình hình thành và thâm nhập vào Đông Nam Á (cuối thế kỷ XVI - thế kỷ XVII) | 583 |
- Phụ lục VI- Một số’ trang bản gốc “Nhật ký thương điếm Anh ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài từ 1/11/1694 đến 30/12/1694” | 636 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 691 |