Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Vật liệu xây dựng tự hàn gắn
4.5
41
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảAntonios Kanellopoulos
ISBN978-604-82-8020-8
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2024
Danh mụcAntonios Kanellopoulos
Số trang300
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

            Cuốn sách "Vật liệu xây dựng tự hàn gắn: Các lý thuyết cơ bản, quan trắc và ứng dụng quy mô lớn" do các tác giả Antonios Kanellopoulos và Jose Norambue-na-Contreras là chủ biên. Đây là một tài liệu học thuật toàn diện về lĩnh vực vật liệu xây dựng tự hàn gắn. Trong bối cảnh ngành xây dựng đang tìm kiếm những giải pháp bền vững và hiệu quả hơn, khả năng tự hàn gắn của các vật liệu xây dựng mang lại một bước tiến đột phá trong việc kéo dài tuổi thọ của công trình, giảm chi phí bảo trì và góp phần bảo vệ môi trường.

            Các tác giả biên soạn cuốn sách là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu và kỹ thuật xây dựng, với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực khoa học vật liệu, phát triển vật liệu xây dựng tiên tiến, đặc biệt là các vật liệu tự hàn gắn. Cuốn sách này không chỉ cung cấp những kiến thức nền tảng về cơ chế tự hàn gắn của vật liệu, mà còn đi sâu vào các phương pháp quan trắc và đánh giá hiệu quả của chúng. Ngoài ra, cuốn sách cũng trình bày những ứng dụng thực tiễn quy mô lớn, từ đó giúp độc giả hiểu rõ hơn về tiềm năng và thách thức của việc triển khai các vật liệu này trong thực tế. 

            Với cách trình bày rõ ràng, kết hợp giữa lý thuyết và ứng dụng thực tế, cuốn sách này là tài liệu tham khảo quan trọng dành cho các nhà nghiên cứu, kỹ sư, và sinh viên ngành xây dựng và vật liệu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Cuốn sách không chỉ mở ra những góc nhìn mới mà còn là nguồn cảm hứng để tiếp tục nghiên cứu và phát triển các vật liệu xây dựng bền vững trong tương lai, đặc biệt là ứng dụng trong các công trình xây dựng trong điều kiện môi trường và khí hậu ở Việt Nam.

            Cuốn sách được dịch trong bối cảnh đây là một lĩnh vực vật liệu xây dựng mới, các dịch giả đã nỗ lực hết mình để Việt hóa các thuật ngữ và nội dung chuyên ngành một cách gần gũi và dễ hiểu nhất.

Xem đầy đủ
LỜI NÓI ĐẦU iii
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về vật liệu tự hàn gắn  
Antonios Kanellopoulos and Jose Norambuena-Contreras
1.1. Giới thiệu1
1.2. Sơ lược lịch sử phát triển3
1.3. Tự hàn gắn nội tại và tự hàn gắn kỹ thuật 6
1.4. Kiểm soát và ngăn ngừa hư hỏng 7
1.5. Các lưu ý trong quá trình ứng dụng 10
Tài liệu tham khảo12
Chương 2: Cơ chế tự hàn gắn đối với vật liệu gốc xi măng 
Antonios Kanellopoulos
2.1. Giới thiệu chung 15
2.2. Cơ chế tự hàn gắn trong vật liệu gốc xi măng 18
2.3. Đánh giá khả năng tự hàn gắn 36
Tài liệu tham khảo43
Chương 3. Khả năng tự hàn gắn đối với vật liệu kim loại và hợp kim  
Mariia Arseenko, Julie Gheysen, Florent Hannard, Nicolas Nothomb, và Aude Simar
3.1. Giới thiệu50
3.2. Cấu trúc vĩ mô 53
3.3. Hàn gắn khuyết tật ở trạng thái rắn cấp độ nano và vi mô 69
3.4. Kết luận88
Tài liệu tham khảo88
Chương 4: Sự phát triển từ ý tưởng đến ứng dụng quy mô lớn đối với vật liệu tự hàn gắn gốc nhựa đường 
Jose Norambuena-Contreras, Quantao Liu, Alvaro Gonzalez, Alvaro Guarin, Nilo Ruiz-Riancho, Alvaro Garcia-Hernandez, Bastian Wacker, và Jose L. Concha
4.1. Giới thiệu98
4.2. Hàn gắn cảm ứng của vật liệu gốc nhựa đường chứa sợi 101
4.3. Hàn gắn cảm ứng Bê tông nhựa biến tính bằng hạt nano111
4.4. Hàn gắn vi sóng vật liệu gốc nhựa đường115
4.5. Khả năng tự hàn gắn của hỗn hợp bê tông nhựa bằng chất trẻ hóa tái sinh dạng viên nang127
4.6. Ứng dụng quy mô lớn của phương pháp hàn gắn bằng cảm ứng trên đường rải bê tông nhựa: Trường hợp nghiên cứu của Dự án HEALROAD143
4.7. Kết luận148
Tài liệu tham khảo151
Chương 5. Các thí nghiệm đa cấp độ về khả năng tự hàn gắn đối với vật liệu trên cơ sở nhựa đường  
Guoqiang Sun, Daquan Sun, Alvaro Guarin, và Jose Norambuena-Contreras
5.1. Giới thiệu160
5.2. Các phương pháp đánh giá khả năng tự hàn gắn ở cấp độ vi mô161
5.3. Các phương pháp đánh giá khả năng tự hàn gắn ở cấp độ trung gian164
5.4. Các phương pháp đánh giá khả năng tự hàn gắn ở cấp độ vĩ mô168
5.5. Kết luận181
Tài liệu tham khảo183
Chương 6. Mô phỏng khả năng tự hàn gắn của vật liệu gốc xi măng  
B. L. Freeman and A. D. Jefferson
6.1. Giới thiệu190
6.2. Mô phỏng các quá trình cơ học 191
6.3. Mô phỏng quá trình dịch chuyển chất trong vật liệu 210
6.4. Các mô hình kết hợp trong mô phỏng SHCM224
6.5. Thảo luận 227
6.6. Kết luận228
Tài liệu tham khảo228
Chương 7. Mô hình hóa quá trình tự hàn gắn trong vật liệu gốc nhựa đường: Mô hình thí nghiệm và mô hình số 
Guoqiang Sun, Daquan Sun, Mingjun Hu, Alvaro Guarin, và Jose Norambuena-Contreras
7.1. Giới thiệu239
7.2. Mô hình thí nghiệm dựa trên cơ sở hóa học 240
7.3. Mô hình số dựa trên cơ sở hóa - lý 252
7.5. Kết luận264
Lời cảm ơn 266
Tài liệu tham khảo267
Chương 8: Định hướng phát triển của vật liệu tự hàn gắn  
Antonios Kanellopoulos, Magdalini Theodoridou, Michael Harbottle, Sergio Lourenco, và Jose Norambuena-Contreras
8.1. Giới thiệu273
8.2. Vật liệu tự hàn gắn gốc xi măng 274
8.3. Vật liệu tự hàn gắn gốc nhựa đường sử dụng các viên nang277
8.4. Khả năng tự hàn gắn sinh học của vật liệu địa chất và khối xây280
8.5. Ứng dụng các phương pháp tự hàn gắn cho vật liệu dạng hạt284
Tài liệu tham khảo285

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4333