Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Xử lý bùn của trạm xử lý nước thải
4.5
1687
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Việt Anh
ISBN978-604-82-2277-2
ISBN điện tử978-604-82-3665-6
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2017
Danh mụcNguyễn Việt Anh
Số trang317
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

 

Xử lý nước thải nhằm ngăn ngừa lây lan dịch bệnh và các chất ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe của con người và bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời tái sử dụng nước thải một cách an toàn và tận thu các chất có ích từ nước thải như một nguồn tài nguyên là một nội dung quan trọng trong xây dựng và quản lý hệ thống kỹ thuật hạ tầng, bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, các khu dân cư đô thị, nông thôn.

Trong các quá trình xử lý nước thải, có một lượng chất rắn, gọi là bùn, được phát sinh. Trong bùn có nhiều chất ô nhiễm, mầm bệnh, đồng thời cũng chứa nhiều chất có ích. Cần phải xử lý phù hợp để ổn định, giảm thể tích bùn trước khi thải bỏ, và thu hồi và tận dụng các chất có ích từ bùn. Xu hướng xử lý để thu hồi tài nguyên từ bùn ngày càng phổ biến và trở thành bắt buộc ở nhiều nước trên thế giới, để giảm lượng bùn thải đưa đi chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất vốn ngày càng khan hiếm, và tạo các sản phẩm có giá trị kinh tế như sinh năng lượng (điện, nhiệt), phân bón hay chất cải tạo đất, vật liệu xây dựng, vv…

 

Cuốn sách chuyên khảo “Xử lý bùn của trạm xử lý nước thải” được biên soạn, là kết quả nghiên cứu của đề tài NCKH: “Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn lựa chọn công nghệ xử lý kỵ khí bùn cặn từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, thu hồi năng lượng”, do PGS.TS. Nguyễn Việt Anh cùng các cộng sự, trường Đại học Xây dựng và các đơn vị phối hợp thực hiện, Bộ Xây dựng quản lý (2014 - 2016). Cuốn sách cũng kế thừa các kết quả NCKH, hợp tác quốc tế của Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng, các kiến thức đã tích lũy của nhóm tác giả trong nhiều năm, đặc biệt là từ các dự án: “Quản lý chất thải đô thị theo mô hình bán tập trung. Nghiên cứu điển hình ở Thành phố Hà Nội” (Nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư với ĐHTH Darmstadt, CHLB Đức, 2009 - 2011), “Quản lý phân bùn bể phốt theo hướng thu hồi tài nguyên” (Dự án hợp tác quốc tế với Viện Công nghệ nước Liên bang Thụy Sĩ EAWAG) (2013 - 2017), “Đề xuất mô hình quản lý chất thải theo hướng thu hồi tài nguyên để phát triển Hà Nội bền vững” (Nghiên cứu hợp tác với ĐHTH Linkoping, Thụy Điển, 2015), “Nghiên cứu động học quá trình phân hủy bùn từ trạm xử lý nước thải và phân bùn bể phốt” (Dự án hợp tác với ĐHTH Kitakyushu, Nhật Bản, 2013 - 1015). Nghiên cứu hợp tác với Công ty Veolia, Công ty Cambi, tìm kiếm khả năng xử lý bùn, thu hồi tài nguyên ở các đô thị Việt Nam (2015-2016), ... Cuốn sách đề cập đến những kiến thức cơ bản về nguồn gốc phát sinh, thành phần, tính chất bùn từ trạm xử lý nước thải, các phương pháp xử lý bùn mới nhất hiện nay, cách tính toán thiết kế và vận hành các công trình xử lý bùn, và đề cập sâu về phương pháp xử lý bùn bằng phân hủy sinh học kỵ khí, một phương pháp có nhiều ưu điểm, đang được nhiều nước phát triển áp dụng, nhưng cũng còn mới mẻ ở Việt Nam. Cuốn sách cũng trình bày kết quả so sánh, đánh giá lượng hóa 2 mô hình quản lý bùn cho một khu vực ở thành phố Hà Nội, như một ví dụ tính toán điển hình. Các thông tin về mô hình quản lý, khía cạnh tài chính và hướng dẫn lựa chọn công nghệ xử lý bùn từ trạm xử lý nước thải cũng được giới thiệu trong cuốn sách. PGS. TS. Nguyễn Việt Anh là chủ biên, trực tiếp biên soạn một phần chương 1, toàn bộ chương 2, một phần chương 3 và toàn bộ chương 4. ThS. Bùi Thị Thủy tham gia biên soạn một phần chương 3 và tham gia biên dịch tài liệu. ThS. Vũ Thị Minh Thanh tham gia biên soạn một phần chương 1, một phần chương 3.

Cuốn sách có thể được sử dụng làm giáo trình trong giảng dạy đại học và sau đại học ngành Kỹ thuật hạ tầng, Kỹ thuật môi trường, Cấp thoát nước ở trường Đại học Xây dựng, các trường đại học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ môi trường, kỹ thuật hạ tầng, quản lý môi trường cho các khu đô thị và công nghiệp… Cuốn sách cũng có thể được sử dụng các dự án phát triển , phục vụ công tác uản lý vận hành các công trình kỹ thuật hạ tầng và bảo vệ môi trường.

 

Xem đầy đủ

 

Danh mục các chữ viết tắt7
Lời nói đầu9
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TÍNH BÙN 
PHÁT SINH TỪ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.1. Nguồn gốc, thành phần và tính chất của nước thải11
1.1.1. Tính chất vật lý của nước thải11
1.1.2. Tính chất hóa học của nước thải12
1.1.3. Các chỉ tiêu vi sinh vật17
1.2. Các công đoạn xử lý nước thải18
1.3. Tổng quan về bùn trong trạm xử lý nước thải22
1.3.1. Các loại bùn và nguồn gốc22
1.3.2. Lượng bùn phát sinh tại nhà máy xử lý nước thải25
1.3.3. Thành phần và tính chất bùn cặn34
1.3.4. Mối tương quan về thể tích và trọng lượng của bùn52
Chương 2. KỸ THUẬT XỬ LÝ BÙN 
2.1. Mục đích xử lý bùn55
2.2. Các quy định về xử lý, tái sử dụng bùn ở Mỹ và Châu Âu61
2.2.1. Mỹ61
2.2.2. Châu Âu64
2.3. Các quy định về tái sử dụng bùn thải ở Việt Nam67
2.4. Kỹ thuật xử lý bùn69
2.4.1. Xử lý sơ bộ69
2.4.2. Làm đặc bùn72
2.4.3. Phân hủy hiếu khí86
2.4.4. Phân hủy kỵ khí97
2.4.5. Xử lý và sử dụng khí sinh học (biogas)97
2.4.6. Tách nước (làm khô) bùn108
2.4.7. Ủ compost129
2.4.8. Sấy bùn141
2.4.9. Đốt bùn147
2.4.10. Các biện pháp xử lý khác154
Chương 3. KỸ THUẬT XỬ LÝ KỴ KHÍ BÙN CỦA TRẠM XỬ LÝ 
NƯỚC THẢI
3.1. Nguyên lý chung của phân hủy kỵ khí162
3.2. Các bể phản ứng và sơ đồ phân hủy kỵ khí theo điều kiện lên men187
3.2.1. Bể phản ứng kỵ khí khô và ướt187
3.2.2. Hệ thống hoạt động theo mẻ, hệ thống hoạt động liên tục, 
bán liên tục188
3.2.3. Bể phân hủy kỵ khí trong điều kiện lên men ấm188
3.2.4. Lên men nóng190
3.2.5. Lên men kỵ khí nhiều bậc190
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy kỵ khí192
3.3.1. Thời gian lưu thủy lực, thời gian lưu bùn và tải trọng hữu cơ192
3.3.2. Nhiệt độ193
3.3.3. Độ pH195
3.3.4. Độ kiềm196
3.3.5. Thành phần hóa học của nguyên liệu nạp196
3.3.6. Oxy hòa tan202
3.3.7. Khuấy trộn203
3.4. Tiền xử lý bùn nạp trước phân hủy kỵ khí203
3.4.1. Giới thiệu chung203
3.4.2. Tiền xử lý bằng phương pháp nhiệt205
3.4.3. Tiền xử lý bằng hóa chất208
3.4.4. Tiền xử lý bằng phương pháp cơ lý210
3.4.5. Tiền xử lý bằng phương pháp sinh học211
3.4.6. Tiền xử lý bằng các phương pháp khác212
3.5. Thiết kế bể phân hủy kỵ khí213
3.5.1. Thời gian lưu cặn213
3.5.2. Tải lượng chất rắn nạp vào bể214
3.5.3. Hiệu suất phân hủy bùn215
3.5.4. Chọn loại bể và phương pháp đảo trộn216
3.5.5. Xử lý sản phẩm sau phân hủy kỵ khí221
3.5.6. Cân bằng vật chất trong trạm xử lý bùn231
3.5.7. Năng lượng cho hệ phân hủy kỵ khí244
3.6. Khởi động hệ phân hủy kỵ khí259
3.7. Vận hành và bảo dưỡng hệ phân hủy kỵ khí260
3.8. Nghiên cứu điển hình - Tính toán hệ phân hủy kỵ khí cho bùn thải sinh ra từ TXL nước thải Yên Sở264
3.8.1. Tổng quan chung về khu vực nghiên cứu264
3.8.2. Các phương pháp xử lý bùn266
3.8.3. Tính toán hệ xử lý bùn theo các phương án269
3.8.4. Kết quả và thảo luận276
3.8.5. Nhận xét280
Chương 4. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ BÙN VÀ CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ 
4.1. Tiêu chí lựa chọn công nghệ282
4.2. Chi phí xử lý bùn284
4.2.1. Chi phí xử lý bùn thải tại một số quốc gia284
4.2.2. Phân tích tài chính dự án xử lý bùn289
4.3. Lựa chọn công nghệ xử lý theo ma trận đa tiêu chí291
4.4. Lồng ghép mô hình quản lý chất thải bền vững cho các đô thị Việt Nam 293
4.4.1. Quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật đô thị293
4.4.2. Phương thức quản lý tổng hợp các dòng chất thải đô thị297
4.4.3. Kiến nghị cải thiện mô hình quản lý, thể chế và các chính sách301
TÀI LIỆU THAM KHẢO305
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989