Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Giải pháp tiên tiến trong sửa chữa, tăng cường khả năng chịu lực cho kết cấu bê tông, sử dụng vật liệu cốt sợi cường độ cao dính bám ngoài FRP
4.5
1274
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Trọng Nghĩa
ISBN2014-34
ISBN điện tử978-604-82-3437-9
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2014
Danh mụcNguyễn Trọng Nghĩa
Số trang207
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Giải pháp tăng cường khả năng chịu lực kết cấu bê tông bê tông (bê tông cốt thép, bê tông DƯL) bằng cách sử dụng vật liệu cốt sợi cường độ cao dính bám ngoài (tên tiếng anh là Fibre Reinforced Polymer (viết tắt là FRP)), thường được gọi là vật liệu FRP, đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ giữa những năm 1980 ở cả châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Canada, Úc… trong việc sửa chữa, bảo vệ chống ăn mòn và tăng cường khả năng chịu lực cho kết cấu bê tông, kết cấu thép, kết cấu gỗ. Vật liệu này đã dược ứng dụng trong tăng cường khả năng chịu lực cho hàng ngàn công trình xây dựng trên toàn thế giới nhằm nâng cao tải trọng khai thác, kéo dài tuổi thọ cho công trình và đặc biệt là khắc phục các hư hỏng của kết cấu do khai thác quá tải, do động đất và các tải trọng tai biến khác. Ưu điểm nổi bật của vật liệu FRP là có trọng ượng nhẹ, cường độ cao (cường độ vật liệu FRP có thể cao đến 4 lần thép); Có thể sử dụng tăng cường sức kháng của những cấu kiện chịu uốn, chịu cắt: dầm, cột chịu nén uốn đồng thời, bản sàn từ 10% đến 160%; Tăng cường chịu nén uốn đồng thời cho cột, cọc; Tăng độ dẻo cho kết cấu dưới tác dụng của tải trọng lặp, tải trọng động; Không bị ăn mòn và hạn chế quá trình ăn mòn cho kết cấu, tăng cường khả năng chống cháy, chống nổ cho công trình; Không phá hoại kết cấu hiện hữu và dễ dàng lắp đặt; Giảm thời gian ngừng khai thác công trình trong quá trình lắp đặt vật liệu FRP; Không yêu cầu cần thiết bị thi công nặng và đặc biệt; Có thể thi công nơi diện tích nhỏ hẹp; Có thể áp dụng được tại những vị trí yêu cầu độ ẩm cao hoặc dưới nước.

Việc ứng dụng tăng cường kết cấu bê tông của các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi tại Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách để giảm chi phí đầu tư xây dựng, kéo dài tuổi thọ khai thác công trình, đảm bảo năng lực chịu tải của công trình theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Cuốn sách “Giải pháp tiên tiến trong sửa chữa, tăng cường khả năng chịu lực cho kết cấu bê tông sử dụng vật liệu cốt sợi cường độ cao dính bám ngoài FRP” được biên soạn nhằm cung cấp các thông tin cơ bản nhất về cơ sở áp dụng vật liệu FRP, trong thiết kế, thi công và nghiệm thu công tác tăng cường kết cấu bê tông bằng vật liệu FRP phục vụ độc giả là các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, sinh viên ngành xây dựng cầu và xây dựng các công trình nhân tạo tương tự khác.

Xem đầy đủ
Lời nói đầu3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU FRP ỨNG DỤNG TRONG TĂNG   CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA 
                    KẾT CẤU BÊ TÔNG
 
1.1. Tổng quan về ứng dụng vật liệu FRP5
1.2. Thành phần cấu tạo của vật liệu FRP9
1.3. Các đặc tính vật lý của vật liệu FRP23
1.4. Các đặc tính cơ lý của vật liệu FRP24
1.5. Ứng xử của vật liệu FRP phụ thuộc vào thời gian30
1.6. Chất lượng vật liệu FRP33
1.7. Công nghệ thi công vật liệu FRP33
Chương 2: CƠ SỞ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA KẾT CẤU BÊ TÔNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU FRP 
2.1. Tại sao phải tăng cường khả năng chịu lực kết cấu bê tông45
2.2. Tổng quan về các phương pháp tăng cường khả năng chịu lực kết cấu bê tông46
2.3. Triết lý thiết kế và các trạng thái giới hạn của tiêu chuẩn ACI440-2R51
2.4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng61
2.5. Các yêu cầu cơ bản để thiết kế tăng cường khả năng chịu lực cho kết cấu bê tông62
2.6. Đánh giá các đặc trưng cơ lý của vật liệu FRP trên thị trường Việt Nam theo tiêu chuẩn ACI440.2R-08 và tiêu chuẩn BD 90/0568
Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA KẾT CẤU 
                    BÊ TÔNG CỐT THÉP, BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC SỬ DỤNG VẬT LIỆU FRP
3.1. Các ký hiệu75
3.2. Tăng cường khả năng chịu uốn80
3.3. Tăng cường khả năng chịu cắt96
3.4. Tăng cường khả năng chịu lực dọc trục và dọc trục kết hợp với uốn100
3.5. Xây dựng đường cong quan hệ tương tác P-M108
3.6. Kéo thuần túy111
3.7. Chi tiết thiết kế tăng cường kết cấu bằng vật liệu FRP111
3.8. Bản vẽ thiết kế tăng cường kết cấu bằng vật liệu FRP115
3.9. Ví dụ thiết kế tăng cường khả năng chịu lực của kết cấu bê tông cốt thép, bê tông dự ứng lực sử dụng vật liệu FRP117
Chương 4: CHỈ DẪN THI CÔNG, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ NGHIỆM THU KẾT CẤU TĂNG CƯỜNG BẰNG VẬT LIỆU FRP
4.1. Trình tự các bước công nghệ thi công tăng cường kết cấu bằng vật liệu FRP   trong môi trường khô147
4.2. Trình tự các bước công nghệ thi công tăng cường kết cấu bằng vật liệu FRP trong môi trường dưới nước152
4.3. Chỉ dẫn các bước thi công, kiểm tra và nghiệm thu kết cấu tăng cường bằng vật liệu FRP153
4.4. Công tác kiểm tra và nghiệm thu165
4.5. Các lưu ý khi thi công vật liệu FRP170
4.6. Vận chuyển, lưu kho và thi công173
Chương 5: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM, ỨNG DỤNG VẬT LIỆU FRP TRONG SỬA CHỮA, TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG 
                CHỊU LỰC KẾT CẤU BÊ TÔNG
 
5.1. Kết quả thí nghiệm tăng cường khả năng chịu lực bằng vật liệu CFRP- sợi CARBON175
5.2. Kết quả thí nghiệm tăng cường khả năng chịu lực bằng vật liệu GFRP - sợi thủy tinh181
5.3. Kết quả thí nghiệm tăng cường khả năng chịu nén của cột bằng vật liệu FRP đóng rắn trước185
5.4. Kết quả thí nghiệm tăng cường khả năng chịu lực bằng vật liệu FRP (QUAKEWRAP)186
5.5. Kết quả ứng dụng tại một số dự án tăng cường khả năng chịu lực kết cấu cầu bê tông sử dụng vật liệu FRP tại Việt Nam191
Tài liệu tham khảo205
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
0
Đang trực tuyến:
0
Khách:
0
Số lượng sách:
4989