Tác giả | Đỗ Thị Thu Thủy |
ISBN điện tử | 978-604-330-068-0 |
Khổ sách | 19 x 27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2021 |
Danh mục | Đỗ Thị Thu Thủy |
Số trang | 216 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế của các nước trên thế giới trong nhiều năm qua và là một chủ đề nghiên cứu quan trọng ở tất cả các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển. FDI là một hình thức đầu tư quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Đáng chú ý là FDI chảy vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng được ghi nhận tăng với tốc độ rất cao từ 15% năm 1990, lên 37% năm 2008 (UNCTAD, 2009) và sau đó gần 46% năm 2011 (UNCTAD, 2012). Trên thực tế, FDI đã phát huy vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển như: bổ sung nguồn vốn, công nghệ và kỹ thuật quản lý mới, phát triển kỹ năng cho đội ngũ người lao động, tạo công ăn việc làm, cải thiện các điều kiện làm việc, phát triển các ngành công nghiệp nội địa ở nước tiếp nhận đầu tư (Caves, 1974; Haddad and Harrison, 1993; Perez, 1997; and Markusen and Venables, 1999), v.v... Đây chính là lý do giải thích việc các nước đang phát triển luôn cố gắng thu hút FDI. Vì vậy, vấn đề quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển là tìm ra động cơ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Liên hệ với Việt Nam, sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút FDI, cho đến nay dòng vốn FDI luôn được đánh giá là tạo ra những “điểm sáng” trong tăng trưởng kinh tế. Mặc dù cũng xuất hiện những tác động mặt trái nhất định, song về cơ bản FDI vào Việt Nam đã thực sự có những đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khâu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, v.v... Đặc biệt, trong những năm gần đây, FDI còn là điều kiện quan trọng góp phần phục hồi nhanh chóng nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu 2007-2009. Dù còn nhiều ý kiến trái chiều về quan điểm thu hút FDI, song trên thực tế nhu cầu thu hút FDI vào Việt Nam còn rất lớn, do các nguồn cung tài chính khác như ODA giảm, các khoản vay thương mại tạo gánh nặng nợ lớn, v.v...
Để tăng cường thu hút FDI đã có rất nhiều chính sách khuyến khích đầu tư được đưa ra. Một vài thập kỷ trước, các chính sách khuyến khích ở nước nhận đầu tư có hiệu quả lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư. Nhưng hiện nay, cạnh tranh giữa các nền kinh tế đang phát triển trong thu hút FDI được phản ánh ngay trong các chính sách khuyến khích. Kết quả là hiệu lực của các chính sách khuyến khích đầu tư đang giảm đi và sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại các nước tiếp nhận FDI trở nên ngày càng quan trọng hơn. Trong khi các nước đang phát triển xác định đầu tư nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho phát triển kinh tế, thì sự phát triển công nghiệp hỗ trợ được coi là giải pháp quan trọng trong việc thu hút FDI (Dunnning, Narural, 2000).
Ngay từ khi mới tái lập tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút FDI luôn được xác định là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với những lợi thế về vị trí địa lý, cùng với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả đã giúp Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh thành công trong thu hút FDI, đặc biệt là thu hút FDI quy mô lớn. Từ một tỉnh thuần nông, sau 20 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đóng góp của khu vực FDI luôn được coi là “điểm sáng” của tỉnh. Năm 2015, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Vĩnh Phúc xếp thứ 4/63 tỉnh thành của cả nước và xếp thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng (sau Quảng Ninh). Đó là lý do, tác giả lựa chọn tỉnh Vĩnh Phúc để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI.
Nhằm đáp ứng nhu cầu bạn đọc nghiên cứu và tìm hiểu về công nghiệp hỗ trợ và ảnh hưởng của công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản cuốn sách “Phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ” do TS. Đỗ Thị Thu Thuỷ - Đại học Kinh tế Quốc dân làm chủ biên. Cuốn sách được hoàn thành sẽ có ý nghĩa đóng góp cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi về phát triển công nghiệp hỗ trợ và thu hút FDI vào Việt Nam. Về mặt lý luận, cuốn sách đánh giá tác động của phát triển công nghiệp hỗ trợ đến thu hút FDI, về mặt thực tiễn cuốn sách đưa ra những giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ góp phần thu hút FDI vào Việt Nam.
Trang | |
LỜI GIỚI THIỆU | 1 |
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH: | 13 |
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN | 13 |
1.1. Lược sử của nghiên cứu định tính trong quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh | 15 |
1.2. Nghiên cứu định tính và những ngộ nhận | 22 |
1.3. Ứng dụng của nghiên cứu định tính | 41 |
1.4. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng khoa học của một nghiên cứu định tính | 43 |
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH | 49 |
2.1. Tầm quan trọng và nội dung của thiết kế nghiên cứu | 49 |
2.1.1. Khái niệm thiết kế nghiên cứu | 50 |
2.1.2. Tầm quan trọng của thiết kế nghiên cứu | 52 |
2.1.3. Nội dung chính của thiết kế nghiên cứu định tính | 53 |
2.2. Các lựa chọn trong thiết kế nghiên cứu định tính | 59 |
2.3. Một số vấn đề lưu ý trong thiết kế nghiên cứu định tính | 75 |
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu đơn phương pháp và thiết kế nghiên cứu hỗn hợp | 75 |
2.3.2. Một số mối quan tâm của nhà nghiên cứu định tính | 80 |
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH | 84 |
3.1. Ứng dụng của phương pháp quan sát trong khoa học quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh | 86 |
3.2. Các hình thức quan sát trong nghiên cứu định tính | 92 |
3.2.1. Quan sát không tham dự (non-participant observation) | 92 |
3.2.2. Quan sát tham dự thụ động (passive participant observation) | 94 |
3.2.3. Quan sát tham dự tiết chế (moderate participant observation) | 99 |
3.2.4. Quan sát tham dự chủ động (active participation) | 101 |
3.2.5. Quan sát tham dự hoàn toàn (complete participation) | 105 |
3.3. Thiết kế quy trình thu thập dữ liệu bằng phương pháp quan sát | 110 |
3.3.1. Quan sát cái gì? | 110 |
3.3.2. Quan sát ở đâu? | 112 |
3.3.3. Thâm nhập vào môi trường thực địa và tiến hành quan sát như thế nào? | 113 |
3.3.4. Thời gian cần dành cho quan sát thực địa là bao lâu? | 116 |
3.3.5. Thoát ra khỏi môi trường thực địa như thế nào? | 116 |
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN | 118 |
4.1. Ứng dụng phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học xã hội............................................................................................ | 120 |
4.2. Ba lý luận khoa học cơ bản của phương pháp phỏng vấn | 138 |
4.2.1. Phương pháp phỏng vấn theo trường phái tân thực chứng | 140 |
4.2.2. Phương pháp phỏng vấn theo trường phái lãng mạn | 142 |
4.2.3. Phương pháp phỏng vấn theo trường phái kiến tạo | 145 |
4.3. Ba hình thức phỏng vấn trong nghiên cứu quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh | 152 |
4.3.1. Phỏng vấn cấu trúc (structured interview) | 155 |
4.3.2. Phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured interview). | 156 |
4.3.3. Phương pháp phỏng vấn không cấu trúc (unstructured interview) | 158 |
4.4. Các bước thiết kế một buổi phỏng vấn chất lượng | 159 |
4.4.1. Xác định rõ chủ đề nghiên cứu | 159 |
4.4.2. Thiết kế buổi phỏng vấn | 160 |
4.4.3. Thực hiện phỏng vấn | 161 |
4.4.4. Gỡ băng phỏng vấn (transcribing) | 164 |
4.4.5. Phân tích dữ liệu | 164 |
4.4.6. Kiêm định dữ liệu được phân tích | 164 |
4.4.7. Báo cáo nghiên cứu | 165 |
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRỌNG TÂM | 167 |
5.1. Giới thiệu về phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm | 167 |
5.1.1. Khái niệm và đặc điểm của phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm | 167 |
5.1.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm | 171 |
5.1.3 Vai trò và các kỹ năng cần thiết của người điều khiển thảo luận nhóm | 174 |
5.2. Các giai đoạn trong thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm | 178 |
5.2.1. Chuẩn bị cho thảo luận nhóm trọng tâm | 178 |
5.2.2. Thực hiện thảo luận nhóm trọng tâm | 186 |
5.2.3. Phân tích dữ liệu thảo luận nhóm trọng tâm | 188 |
5.3. Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm | 190 |
5.3.1. Những vấn đề thường gặp khi thực hiện thảo luận nhóm trọng tâm | 190 |
5.3.2. Sử dụng công nghệ để thực hiện thảo luận nhóm trọng tâm | 194 |
CHƯƠNG 6. PHÂN TÍCH VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH | 199 |
6.1. Phân tích dữ liệu định tính | 199 |
6.1.1. Đặc điêm và quy trình chung của phân tích dữ liệu định tính | 199 |
6.1.2. Các bước trong quy trình phân tích dữ liệu định tính | 206 |
6.2. Trình bày kết quả nghiên cứu định tính | 214 |
6.2.1. Thách thức đối với trình bày kết quả nghiên cứu định tính | 214 |
6.2.2. Những dạng trình bày kết quả nghiên cứu định tính | 216 |
CHƯƠNG 7. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH | 223 |
7.1. Giới thiệu về đạo đức nghiên cứu | 223 |
7.2. Trách nhiệm đạo đức của nhà nghiên cứu trong nghiên cứu định tính | 225 |
7.2.1. Vấn đề đạo đức trong thiết kế nghiên cứu định tính | 225 |
7.2.2. Vấn đề đạo đức trong quá trình thu thập dữ liệu | 227 |
7.2.3. Vấn đề đạo đức trong phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu | 234 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 237 |